Tài liệu
Tán gẫu một chút về đội trưởng Dụ
(Một bài cảm nhận nằm trong tuyển tập Nghênh thế mà đến)
Editor: Chou
Tác giả: 长铗已古
Dụ Văn Châu có hai đặc tính tương đối nổi bật: một là bình tĩnh, hai là dịu dàng.
Có vài em gái giải thích sự bình tĩnh và suy nghĩ chu toàn của Dụ Văn Châu là sự hoài nghi không ngừng đối với mọi thứ bên ngoài, không tin tưởng; là một loại xa lánh lạnh như băng. Tôi cảm thấy cái logic suy luận này không hề chặt chẽ.
Dĩ nhiên những người có tố chất thần kinh hay suy tính, bởi vì giờ nào khắc nào cũng dùng ác ý phỏng đoán người khác, khả năng rơi vào cạm bẫy sẽ giảm thấp, tạo thành hình tượng bình tĩnh cẩn thận nhất thời. Nhưng đồng thời người như vậy cũng dễ dàng phán đoán sai, bỏ mất thời cơ tốt. Hoài nghi tất cả là một loại cực đoan, hoàn toàn không phải thật sự lý trí tỉnh táo. Sự hoài nghi trong khoa học phải là sự nghi ngờ một cách bình tĩnh, khách quan và có cơ sở. Bình tĩnh khách quan, cần phải tìm kiếm bản chất vấn đề trên cơ sở thực tế, cái gì tốt thì cho là tốt, xấu thì nhận định là xấu, không chắc chắn thì liệt kê độ khả thi ra, phân biệt đánh dấu dựa trên xác suất; không biết là không biết, không vì khuynh hướng tình cảm của bản thân mà chi phối phán đoán đối với sự thật, dùng hết khả năng hạn chế sai lầm chủ quan của mình.
Nếu như cân nhắc rồi sau đó làm, suy nghĩ chu toàn đến từ đa nghi; vậy thì Trương Tân Kiệt – người suy xét mọi khả năng và có tính nghiêm cẩn gần như là OCD - có phải cũng là kẻ không tin tưởng người khác, đều nhìn người xung quanh bằng ánh mắt hoài nghi? Hiển nhiên thiếu nguyên tác chứng minh chuyện này.
Mà Dụ Văn Châu cũng là cùng lý lẽ. Có điều anh và Trương Tân Kiệt khác nhau một chút, anh không có OCD. Do đó, khi thời gian và điều kiện không cho phép trật tự phân tích quá mức chu đáo, anh có thể không rối rắm mà dứt khoát đưa ra quyết định (đương nhiên như vậy cũng tồn tại khả năng phán đoán sai). Hoặc là, ví dụ như đối mặt với sự quấy nhiễu của phóng viên, Trương Tân Kiệt sẽ lần lượt nói rõ từng thứ cho đến khi đối phương á khẩu không trả lời được; Dụ Văn Châu cho rằng những lời nói lung tung này của đối phương không có hại mấy, mình giải thích chẳng có ích gì, lãng phí thời gian sức lực mà không có ý nghĩa hoặc hiệu suất thì anh sẽ không biện giải hẳn hoi mọi mặt.
Đến nỗi cái lạnh lùng xa lánh kia có thể đặt cùng một chỗ với sự dịu dàng của Dụ Văn Châu mà nói.
Trong quyển Secret Files, Diệp Tu từng nhận xét Dụ Văn Châu rất dịu dàng. Bất kể là xem Vinh Quang hay là xem người, ánh mắt Diệp Tu đều rất sắc bén. Tôi tin tưởng vào phán đoán của Diệp Tu, cũng tin tưởng vào cảm nhận của chính mình khi đọc nguyên tác, đó là Dụ Văn Châu thật sự dịu dàng.
Cái dịu dàng của Dụ Văn Châu hoàn toàn không thể định nghĩa thành một tấm mặt nạ xa cách với người ngoài, e sợ bại lộ sự “mềm yếu bên trong” của mình. Không nói đến rốt cuộc Dụ Văn Châu có cái gì mà phải che đậy bảo vệ "sự mềm yếu bên trong", "tâm hồn mong manh" 360 độ không góc chết; người mà bất luận đối với ai cũng quanh năm mang loại mặt nạ này thì chỉ là một người nhu nhược, sợ sệt bị phụ lòng mà không chân thành thôi. Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là tôi bảo anh không có mặt nạ. Trên thực tế, tất cả mọi người đều đeo mặt nạ với độ dày và thời hạn khác nhau. Cũng giống như đôi khi mỉm cười chỉ là một loại lễ phép khách khí, cũng không có nghĩa là thích và bằng lòng; đây là một loại phép tắc xã giao thông thường.
Theo cách nhìn của tôi, đa số thời điểm anh thật sự hòa nhã, biểu hiện qua việc đối xử với người khác khách khí ôn hòa, đối xử với người vật rộng rãi bao dung. Có thể dịu dàng như vậy, tôi cho rằng không thể thiếu sự bình tĩnh. Bởi vì lý trí tỉnh táo, ít khi xảy ra trường hợp tâm tình trở nên kịch liệt, để anh có vẻ hiền lành từ tốn; quan sát nhiều thì dễ nhìn rõ, thấu suốt nhân tình nội tâm chín chắn, dễ hiểu tình cảnh người khác, vì vậy khoan dung.
Hãy nói về cách Dụ Văn Châu đối xử với mục tiêu của bản thân. Nguyên văn bên trong chỉ miêu tả việc anh theo đuổi lý tưởng của mình. Bởi vì yêu quý Vinh Quang nên anh theo đuổi Vinh Quang. Tâm của các tuyển thủ chuyên nghiệp có giấc mơ giành được đệ nhất, giành được quán quân đều giống nhau. Vì vậy bọn họ nỗ lực, phấn đấu, cố gắng, bất chấp.
Nhưng chuyện này cũng không thể khái quát mơ hồ kiểu “vì mục tiêu mà liều lĩnh không chừa thủ đoạn nào”. Câu chữ như vậy thông thường đều chỉ một loại giật gân phóng đại. Thậm chí, trong cuộc sống hiện thực "không chừa thủ đoạn nào" thường bị hiểu theo nghĩa xấu, bởi vì người như vậy thường mất đi điểm mấu chốt về mặt đạo đức, vi phạm pháp luật, không có nguyên tắc. Làm một so sánh có phần cường điệu, nếu như có vị thần lên cơn nói với Dụ Văn Châu rằng ngươi giết mẹ ngươi thì tốc độ tay có thể lên đến 900 giành được quán quân, thế là anh liền đi giết —— đây mới gọi là liều lĩnh không chừa thủ đoạn nào. Đương nhiên Dụ Văn Châu không phải vậy.
Cuối cùng tán gẫu một chút về quan hệ giữa Dụ Văn Châu và Hoàng Thiếu Thiên.
Bởi vì nguyên tác cũng không có đề cập trực tiếp, vì vậy tôi suy đoán: Khi Dụ Văn Châu đánh bại Ngụy Sâm, Hoàng Thiếu Thiên có thể có mâu thuẫn với anh. Thậm chí tâm tình Hoàng Thiếu Thiên nhất thời bộc phát, miệng nhanh hơn não, sự sắc bén không che đậy được cái điên cuồng của thiếu niên, cũng có thể từng có đôi lời đâm chọt Dụ Văn Châu.
Mâu thuẫn này bắt nguồn từ cảm tình của Hoàng Thiếu Thiên đối với Ngụy Sâm: Tôn kính, yêu thích và lo lắng; đến từ sự gần gũi tự nhiên giữa người với người: thiếu niên ngồi đuôi xe ở trại huấn luyện và thiếu niên gia nhập với hi vọng làm ngôi sao chiến đội trong lúc đó hoàn toàn không thân quen thực sự không có gì lạ.
Nhưng đây chắc chắn không phải thù hận. Thù hận là một loại cảm xúc vô cùng kịch liệt, nồng nặc, tràn đầy công kích, không phải người bình thường nào cũng đều có cơ hội trải nghiệm loại drama đẫm máu đó. Mặt khác, như trong Secret Files có hỏi liệu Trương Giai Lạc sau mùa giải thứ ba có ở nhà chửi bới Diệp Tu hơn một giờ không, Hồ Điệp Lam nói: "Lúc bạn thực sự buồn bã sau khi thi đấu thua, bạn sẽ chỉ oán giận chính mình." Chửi bới, oán hận một đối thủ quang minh chính đại dùng thực lực đánh bại mình là hành vi rất thấp kém, vừa thua người vừa thua trận. Chẳng phải trong võ hiệp có câu "Tài nghệ không bằng người, còn có thể nói gì nữa."
Mà cái mâu thuẫn này cũng không phải đến từ bản thân Dụ Văn Châu, vì lẽ đó sau khi chấp nhận thành tích Ngụy Sâm trượt và hiểu rõ năng lực Dụ Văn Châu, giải quyết mâu thuẫn rất dễ. Càng không cần phải nói, đồng thời vì cùng một mục tiêu mà thi đấu nhiều trận, ai cũng có lúc vào thời khắc vinh quang thắng lợi cảm thán "May mà có người kia." Tín nhiệm và tán thưởng là được bồi đắp như vậy.
Về phần Dụ Văn Châu, đối mặt với chuyện Hoàng Thiếu Thiên có thể từng có đôi lời đâm chọt, với sự bình tĩnh bao dung anh đại khái cũng sẽ chỉ cảm thấy đối phương giống như một đứa trẻ. Như vậy mà thật sự ghi hận lại còn nhớ mãi không quên, không khỏi quá hẹp hòi. Hơn nữa Hoàng Thiếu Thiên lại không phải một người điêu ngoa làm bậy tự phụ cao ngạo, vì thế sau khi mâu thuẫn với Dụ Văn Châu, chắn chắn cậu cũng sẽ bày tỏ sự áy náy bằng ngôn từ hoặc hành động.
Như trong lời mở đầu, sự hỗ trợ lẫn nhau của hai người về mặt năng lực chuyên môn là phương pháp tốt để thúc đẩy mối quan hệ. Nguyên tác đã nói "Có lẽ, cũng vì Dụ Văn Châu luôn duy trì một cái đầu lạnh mọi lúc mọi nơi, lối đánh chủ nghĩa cơ hội của Hoàng Thiếu Thiên mới được rèn đúc thêm xuất sắc. Có một chỗ dựa như Dụ Văn Châu, Hoàng Thiếu Thiên mới có thể tự tin ngàn vạn mà dấn thân vào hiểm cảnh, liếm máu đầu đao mũi kiếm." (chương 1418) Mặt khác, nếu không chấp hành chiến thuật một cách thỏa đáng, không nắm bắt cơ hội thì dù có đưa ra nhiều chiến thuật và cơ hội hơn nữa đều vô ích. Nếu như không có chiến lược và bố trí phù hợp, Hoàng Thiếu Thiên – với tư cách là át chủ bài – trong trận đấu đoàn đội thậm chí có thể đối mặt với tình huống giống Vương Kiệt Hi: nhất định phải thay đổi phong cách của chính mình.
Dụ Văn Châu chịu đựng thoại lao của Hoàng Thiếu Thiên, có lẽ với quản lý là vì quán quân, nhưng Secret Files nói là vì tình bạn. Tình bạn tồn tại giữa hai người theo đuổi ước mơ, luôn sánh bước bên nhau để hỗ trợ nhau và cùng tiến bộ. Có thể không đủ thân mật, có thể không đủ thân thiết, nhưng tuyệt đối không phải sự lễ phép khách khí trống rỗng ngoài cười nhưng trong không cười. Tôi cảm thấy giao tình quân tử bình thản hòa hợp, tán thưởng lẫn nhau như vậy là đủ tốt rồi.
P. S: Hoàng Thiếu Thiên làm Liên minh sửa chữa quy tắc là "Người chết" không thể đánh chữ tán gẫu, không phải cấm chat voice. Vì lẽ đó chuyện đội trưởng Dụ không có cách nào dùng giọng nói chỉ huy thật sự không phải lỗi của Hoàng Thiếu Thiên. . .