Chung kết mùa 9 - Luân Hồi vs Bá Đồ

Đỗ Tiểu Bạch

Lure like như hack
Bình luận
1,049
Số lượt thích
4,053
Location
Nằm vùng ở Luân Hồi
Team
Lam Vũ
#1
Theo timeline truyện thì hiện nay đang là thời điểm diễn ra chung kết mùa 9 Bá Đồ vs Luân Hồi. Đây là một trận đấu để lại ấn tượng rất sâu và mang đến nhiều cảm xúc cho bạn đọc.

Dream teams: Hai đội hình cực mạnh, phong cách dũng mãnh, tuyển thủ ngôi sao, tài khoản đệ nhất.

Dream battle: Bá Đồ cơn bão rầm rộ quét ngang Liên minh vs Luân Hồi đương kim vô địch lặng lẽ mạnh thêm từng ngày.

Dream make or break: Bá Đồ hòng trọn giấc mộng quán quân vs Luân Hồi gót sắt giẫm tan hy vọng.


Chưa thấy đủ lửa? Chút xăng từ fan Bá Đồ:

“1. Thể lực? 3 ngày 1 trận thể lực cái gì?

2. Bá Đồ đánh 9 trận cho cả tứ kết, bán kết lẫn chung kết? Khoan, hồi tứ kết sao Bách Hoa thắng Bá Đồ nổi vậy? Phi lý từ đây phi lý lên.

3. Đội hình nghề và lối đánh của Bá Đồ khắc Luân Hồi hoàn toàn, sao nói lật ngược là lật ngược được?

4. Trương Tân Kiệt đâu?”


Cháy chưa đủ to? Chút củi từ fan Luân Hồi:

“Diệp Tu gánh Gia Thế và Hưng Hân tạo nên kỳ tích được thì tại sao Chu Trạch Khải không?”

“Có ai thấy Luân Hồi giống Gia Thế 3 mùa đầu tiên không? Một kẻ bất bại mạnh nhất cộng thêm một kẻ hỗ trợ giỏi nhất nhưng luôn bị lơ.”

“Hình như các đại thần đều có chung một đặc điểm là ở sân khách thì đánh cho đối thủ sml, còn khi đánh ở sân nhà thì ăn hành nghập mặt. Lợi thế sân nhà ở đâu? Ở đâu? Where? Where?” -> nói về hiệp 1 sân nhà Luân Hồi thì Luân Hồi dẹo, hiệp 2 sân nhà Bá Đồ thì Bá Đồ tạch (thông cảm fan Luân Hồi ít gáy quá nên gom fan trung lập cho đủ số)


Nghe mấy cái này thấy quen không? Nếu quen thì sắp tới page sẽ có một sự kiện nhỏ để ôn lại chung kết mùa 9. Nếu không quen thì hãy đọc lại chương 1075-1078 về trận này để có thể theo kịp các bài phân tích chuyên sâu về 2 đội sắp tới.

Mọi người theo dõi và hãy nói thật nhiều, thật nhiều về truyện và các nhân vật nhé. Mùa 9 chỉ diễn ra năm nay một lần duy nhất, hãy học theo tuyển thủ của chúng ta khi bước lên sân đừng lưu lại bất kỳ tiếc nuối!

Nội dung:
1. Đội hình và bắt kèo
2. Chu Trạch Khải mạnh ở đâu, và mạnh tới đâu? (nằm ở box Luân Hồi)
3. Vai trò của Trương Tân Kiệt trong Vòng chung kết mùa 9
4. Chung kết mùa 9: Thực lực hay buff “bẩn”
5. Chung Kết Mùa 9: Phân tích tổng quan Bá Đồ vs Luân Hồi
 
Last edited:

Đỗ Tiểu Bạch

Lure like như hack
Bình luận
1,049
Số lượt thích
4,053
Location
Nằm vùng ở Luân Hồi
Team
Lam Vũ
#2
Bá Đồ: Hàn Văn Thanh, Trương Tân Kiệt, Lâm Kính Ngôn, Trương Giai Lạc, Tần Mục Vân

Điểm mạnh:

-Kinh nghiệm & ăn ý: Tam tướng hợp thể, tứ đại thiên vương là bằng chứng cho việc làm đối thủ nhờn mặt nên chuyển qua làm hợp tác rất quen tay. ⅗ đội hình có kinh nghiệm thi đấu nhiều nhất Vinh Quang, thêm một người là bậc thầy chiến thuật não to, nên trên sàn đấu có cực ít thứ có thể làm Bá Đồ bất ngờ.

-Nghề nghiệp: Hai đội đều có 2 tay ngắn tính chất khá tương tự nên bỏ qua. Song đặc biệt là đấu pháp Bách Hoa của Trương Giai Lạc rất khắc Chu Trạch Khải. Thiện xạ của Tần Mục Vân có khả năng áp chế và gián đoạn hơn nghề ma kiếm sĩ của Giang Ba Đào.

-Chiến thuật: Trương Tân Kiệt, chấm hết.

Điểm yếu:

Thể lực: Tuổi tác của ba lão tướng là rào cản hạn chế thể lực của họ, Hàn Văn Thanh và Lâm Kính Ngôn còn trượt trạng thái khá nhiều. Cường độ của Vòng chung kết còn cao, tổng cộng Bá Đồ đã phải khổ chiến 6 hiệp trong khi Luân Hồi chỉ có 4 gọn ơ trước khi đụng mặt nhau tại tổng chung kết chiến thêm 3 hiệp nữa. Một bài toán đơn giản nhưng cực kỳ khó giải với Bá Đồ.



Luân Hồi: Chu Trạch Khải, Giang Ba Đào, Lữ Bạc Viễn, Ngô Khải, Phương Minh Hoa

Điểm mạnh:

-Thể lực: Tuổi trẻ sung sức, không sợ kéo dài nhịp độ trận đấu, cho phép họ chơi nhiều loại chiến thuật không kiêng kị.

-Đội hình ổn định: Bá Đồ phối hợp ăn ý? Luân Hồi cũng vậy, thậm chí còn hơn! Bá Đồ thay máu một lần 3 gương mặt mới vào đội hình, còn Luân Hồi trong 3-4 năm qua vẫn giữ nguyên đội hình hiện nay cùng ăn cùng lớn.

-Điểm kỹ năng: 3 tài khoản Nhất Thương Xuyên Vân, Vô Lãng và Vân Sơn Loạn đều max 5000 điểm kỹ năng. Đừng tưởng điểm kỹ năng không ảnh hưởng nhiều, chung kết mùa 8 Lữ Bạc Viễn tăng 270 điểm kỹ năng cao nhất Luân Hồi chính là người đã hốt Tống Hiểu trong một nốt nhạc, và là bước ngoặc thắng thua của trận đấu. Khi hai bên có kỹ thuật cá nhân xếm xêm nhau, thì nó dễ trở thành trò chơi của những con số: chỉ số nhân vật & phi vụ 20 triệu.

Điểm yếu:

Thiếu mũi đột phá đội hình: Người dẫn dắt tiết tấu của Luân Hồi là Chu Trạch Khải, nhưng nếu Chu Trạch Khải bị vô hiệu hoá (@/Trương Giai Lạc) thì Luân Hồi thiếu một nghề/một thành viên có sức đột phá mạnh nên dễ bị chia cắt xé lẻ đội hình. Đây là lý do họ mua Tôn Tường sau này.



Nhìn lại, Bá Đồ có 3 tài khoản đệ nhất, 4 tuyển thủ hạng sao trong đó có 3 người lão tướng. Luân Hồi có 3 tài khoản đệ nhất, 3 tuyển thủ hạng sao và tất cả đều đang phong độ. Luân Hồi có ăn may qua loa như mọi người vẫn nghĩ? Bá Đồ có áp đảo trội hẳn như fan thường bất bình?

Khi xem thể thao, hay nhất không phải những trận lệch kèo một bên ăn chắc bên còn lại. Mà hấp dẫn nhất chính là bốn chữ “ngang tài ngang sức” như trận này. Bạn bắt kèo đội nào?
 

Đỗ Tiểu Bạch

Lure like như hack
Bình luận
1,049
Số lượt thích
4,053
Location
Nằm vùng ở Luân Hồi
Team
Lam Vũ
#3
Vai trò của bậc thầy chiến thuật Trương Tân Kiệt trong Vòng chung kết mùa 9
Tác giả: Lá

- Trận Bá Đồ vs Bách Hoa: Bá Đồ có Trương Giai Lạc, gốc rễ mọi thứ của Bách Hoa. Trương Giai Lạc chỉ mới rời Bách Hoa chưa lâu, phong cách và hệ thống chiến thuật, đội hình nghề, v.v… của Bách Hoa đều không thay đổi. Nếu Lâm Kính Ngôn có thể cung cấp mọi thông tin về Phương Duệ cho Bá Đồ, gần như disable Phương Duệ trong đội hình Hưng Hân và ngược lại, thì ở Trương Giai Lạc và Bách Hoa, đó là AoE disable. Trương Tân Kiệt ở đâu khi không thể lợi dụng những thông tin này, không thể lợi dụng chứ đừng nói là biến nó thành chiến thuật? Lẽ ra với Song Trương, mọi góc độ về kết cấu đấu đoàn đều bị kẹp chặt, Bách Hoa phải không cục cựa nổi mới đúng.

- Trận Luân Hồi vs Bá Đồ: All things go wrong, cả về đội hình lẫn chiến thuật, mà 2 thứ này đều thuộc lĩnh vực quản lý của bậc thầy chiến thuật:

+ Đội hình Bá Đồ khắc Luân Hồi: Mũi nhọn tấn công và cả cover của Luân Hồi đều nằm ở Chu Trạch Khải. Đấu pháp Bách Hoa của Trương Giai Lạc khắc Chu Trạch Khải trên cả hai phương diện. Các nghề khác của Luân Hồi gồm có Giang Ba Đào mid range, Đỗ Minh & Lữ Bạc Viễn & Ngô Khải cận chiến, một đội hình như thế nếu không có chỗ đột phá, làm cách nào đối phó với đội hình cân bằng hơn của Bá Đồ? Làm sao ngăn Bá Đồ bắt lẻ?

-> Bá Đồ outdraft Luân Hồi. Một khi đã outdraft, chiến thắng của Bá Đồ không phải là bất ngờ. Điều này dẫn đến không có việc trận 2 yếu tố bất ngờ biến mất thì Bá Đồ thua.

+ Nếu chỉ cần chơi cẩn thận và ổn định hơn thì chiến thắng, Lam Vũ đã vô địch 10 mùa. Chu Trạch Khải bị disable bởi đấu pháp Bách Hoa, 2 cận chiến không xuyên thủng nổi Hàn Văn Thanh & Lâm Kính Ngôn & Trương Giai Lạc, vậy chỉ còn support Giang Ba Đào đột phá?

+ 3 trận đấu đều diễn ra với chiến thuật ở tầm trung. Với một đội hình có sức đột phá mạnh, Bá Đồ nhào vào bắt lẻ mục sư là chiến thuật quá dễ thấy. Bậc thầy chiến thuật Trương Tân Kiệt có phải đã khinh Luân Hồi trình không bằng mình nên không nghĩ thêm chiến thuật đặc biệt như các bậc thầy chiến thuật tề danh với mình thường làm?

+ Hãy tạm chấp nhận trận thứ 2 Trương Tân Kiệt bị bất ngờ vì Luân Hồi đổi cách đánh (kỳ thực không có gì để bất ngờ, đánh chỉ có công hoặc thủ, không công thì dĩ nhiên phải thủ, 2 trường hợp đều phải lường trước một trận đấu), thì ở trận 3 vì sao Trương Tân Kiệt không điều chỉnh?

+ Một bậc thầy chiến thuật không chỉ có lập kế hoạch trước trận, mà còn làm nhiệm vụ chỉ huy trong trận (xem lại chương Lôi Đình vs Hưng Hân, lúc tranh cãi về luật chat voice), cái gì đã ngăn Trương Tân Kiệt điều chỉnh ngay trong trận để đối phó với cách đánh của Luân Hồi? Có phải chiến thuật của Luân Hồi quá imba hoặc phức tạp đến mức Trương Tân Kiệt chat không kịp hoặc không đối phó nổi?
 

TeekleinSommer

Gà con tiến hóa
Bình luận
6
Số lượt thích
11
#4
Chung kết mùa 9: Thực lực hay buff “bẩn”​
Trận chung kết mùa 9 giữa Luân Hồi và Bá Đồ có lẽ là một trong những trận đấu gây tranh cãi gay gắt nhất truyện. Có nhiều ý kiến cho rằng tác giả đã cố tình buff Luân Hồi quá tay để họ lên ngôi vô địch lần thứ 2 liên tiếp qua đó tạo nên chướng ngại vật mạnh mẽ cuối cùng để cản bước Hưng Hân vào mùa 10. Nhưng có thực sự là như vậy không? Liệu Luân Hồi sẽ yếu hơn Bá Đồ thật sao?​
Đầu tiên chúng ta phải điểm qua dàn tuyển thủ và nhân vật của họ trong trận này để dễ so sánh.​
Luân Hồi: Chu Trạch Khải (Nhất Thương Xuyên Vân), Giang Ba Đào (Vô Lãng), Phương Minh Hoa (Tiếu Ca Tự Nhược), Đỗ Minh (Ngô Sương Câu Nguyệt), Ngô Khải(Tàn Nhẫn Tĩnh Mặc), Lữ Bạc Viễn (Vân Sơn Loạn)​
Bá Đồ: Hàn Văn Thanh (Đại Mạc Cô Yên), Trương Tân Kiệt (Thạch Bất Chuyển), Trương Giai Lạc (Bách Hoa Liễu Loạn), Lâm Kính Ngôn (Lãnh Ám Lôi), Tần Mục Vân (Âm 9 Độ), Bạch Ngôn Phi (La Tháp)​
Nói về nhân vật, có vẻ như Bá Đồ nhỉnh hơi đôi chút, chút xíu xìu xiu thôi với 4 nhân vật được xem là trọng điểm đầu tư còn bên Luân Hồi chỉ có 3. Tuy nhiên, Luân Hồi lại có lợi thế về điểm kĩ năng và lợi thế này xuất hiện ở tất cả các nhân vật phía Luân Hồi( Nhất Thương Xuyên Vân, Vô Lãng, Vân Sơn Loạn đều max 5000 điểm kĩ năng). Nên có thể xem như nhân vật hai bên gần như không chênh lệch quá nhiều và chắc chắn không phải là điểm mấu chốt quyết định trận đấu.​
Tiếp theo là kĩ năng tuyển thủ, ngay cả người mù cũng thấy rõ là Bá Đồ trội hơn với 3 tuyển thủ cấp thần và là người chơi xuất sắc nhất ở nghề của họ, kèm theo đó là một Lâm Kính Ngôn tuy bị Đường Hạo lấy hạ khắc thượng nhưng kinh nghiệm và kĩ năng sau nhiều năm thi đấu vẫn thuộc hàng đỉnh cấp. Trong khi đó bên phía Luân Hồi ngoại trừ Chu Trạch Khải - đương kim đệ nhất nhân thì những Giang Ba Đào, Lữ Bạc Viễn rõ ràng là vẫn chưa thể xếp họ vào dạng tuyển thủ cấp đại thần được. Vậy thì về tuyển thủ, xét trong trường hợp cả hai bên đều đạt điểm rơi phong độ tốt nhất thì Bá Đồ rõ ràng là bên vượt trội.​
Nhưng, đó là với điều kiện phong độ hai bên đều ở mức tối đa, hay còn gọi là mức trần của tuyển thủ. Trừ Trương Tân Kiệt ra, ba người còn lại bên Bá Đồ đều là lão tướng. Mà Tân Kiệt chơi nghề gì? Mục sư. Đây là nghề không thể đánh lôi đài được, và kết quả lôi đài 3 trận chung kết đã cho thấy rõ sự khác biệt về kĩ năng cá nhân hai đội. 5-4 5-4 5-3. Bá Đồ thua lôi đài cả ba lượt trận. Đồng ý là kết quả lôi đài trong trận này không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sau cùng nhưng nó phản ánh rằng kĩ năng cá nhân của các tuyển thủ Luân Hồi vượt trội Bá Đồ. Mục sư, đây chắc chắn là một nghề hỗ trợ, không có nghi ngờ gì về điều này cả. Mà tác động của một hỗ trợ, dù là ở bất kì trò chơi nào, cũng có giới hạn thấp hơn các vai trò khác. Đây là vấn đề về mức trần của chức nghiệp, không phải vấn đề về tuyển thủ. Tác động của Trương Tân Kiệt nằm ở chiến thuật, kêu gọi đồng đội (game thủ hay gọi là call team ấy), kiểm soát giao tranh bằng tiết tấu giữ nhịp thanh máu đồng đội hay quăng khống chế đúng lúc. Dễ nhận thấy rằng, dù là tác động nào thì Tân Kiệt cũng cần có sự phối hợp từ đồng đội, anh không thể cầm con mục sư của mình rồi nâng max vật lý đi gõ đầu từng thằng được. Anh không thể có những pha cân 2 cân 3 dù phong độ có tốt đi đâu đi nữa, nhưng đó là điều mà một thiện xạ trong tay Chu Trạch Khải làm được.​
Vậy điểm yếu của Bá Đồ rõ ràng là thể lực, tứ kết và bán kết thì Bá Đồ đều phải đánh thêm 1 hiệp phụ, tổng cộng đánh 6 trận, trong khi Luân Hồi hốt luôn trong 4 trận ko hiệp phụ. Cái sai của họ bắt đầu từ tận vòng bảng, khi mà họ bung sức quá nhiều, đánh quá nhiều trận để rồi tự bào mòn chính mình. Trong khi đó bên phía Luân Hồi đều là những tuyển thủ ở trong thời kì hoàng kim nhất của sự nghiệp, đừng nói đánh thêm 1 hiệp phụ, bảo bọn họ đánh 3 hiệp phụ cũng được. Và Luân Hồi cũng không phải những tay mơ, nhất là Giang Ba Đào, cậu ta có đầy đủ sự tinh quái để nhận thấy sự đi xuống từ từ trong các pha xử lý bên phía Bá Đồ. Và thế là ở 2 trận sau, Luân Hồi chơi từ từ đánh du kích bào mòn Bá Đồ dần dần để đến một thời điểm các lão tướng ấy sẽ tự vỡ vụn. Vậy nên có thể nhận xét rằng, mức trần của Bá Đồ cao hơn Luân Hồi đôi chút nhưng họ không, hay nói đúng hơn là không thể đạt đến mức trần của mình trong trận đấu này vì lý do thể lực.​
Nhưng mà, giả sử như Bá Đồ xoay tua đội hình ngay từ vòng bảng thì sao? Liệu họ có thắng hay không? Không ai biết cả. Nhưng lúc đấy sẽ lại phát sinh vấn đề mới: độ ăn ý. Các lão tướng mới tập hợp cùng nhau ở mùa 9, chắc chắn không thể ăn ý bằng đội hình Luân Hồi với những con người thi đấu cũng nhau suốt 3 năm. Và trong một trận đấu có trình độ chuyên môn như thế này, chỉ cần một pha xử lý chậm nửa nhịp thôi là rất có thể sẽ trở thành sơ hở chí mạng định đoạt số phận trận đấu.​
Hãy nhìn những chức nghiệp phía Luân Hồi: nhu đạo, thích khách, thiện xạ. Chỉ cần một combo khống chế tốt của Lữ Bạc Viễn, thích khách của Ngô Khải và thiện xạ của Chu Trạch Khải có thể tiễn con mồi lên bảng chỉ trong vài hơi thở. Vậy nên Bá Đồ luôn phải căng mình ra để giữ sự tập trung trong một quãng thời gian dài để tránh việc mắc sai lầm, mà việc này với các lão tướng chẳng khác nào cực hình. Thế, Bá Đồ sợ mắc sai lầm còn Luân Hồi có sợ không? Mình nghĩ là không, tỉ lệ Luân Hồi mắc sai lầm trước Bá Đồ là vô cùng thấp. Thứ nhất là họ đã quá ăn ý quá hiểu nhau rồi, thứ hai là họ có thể giữ sự tập trung trong thời gian dài hơn Bá Đồ, cuối cùng là họ đang đánh thủ, đánh cầm chừng (bạn nào chơi game thì sẽ biết là quăng skill vào đối thủ đang truy đuổi mình lúc nào cũng dễ trúng hơn quăng vào đối thủ đang chạy trốn). Trương Tân Kiệt là một người vô cùng cẩn thận, luôn tính trước những trường hợp có thể xảy ra. Vậy bài toán đặt ra cho bên Luân Hồi là: làm sao để tạo được nhiều biến số nằm ngoài dự đoán của đội phó Trương, hoặc ít nhất là tạo ra được những mối đe dọa tiềm tàng buộc cho Bá Đồ không được quyền đánh láo lao lên bất chấp. Vậy trong trận này Trương Tân Kiệt không thể dự đoán được điều gì? Gần như không có, ngoại trừ sự imba của Chu Trạch Khải. Vậy thì Luân Hồi có những quân bài trong tay áo nào có khả năng đe dọa mạnh? Cái này thì có kha khá, chiêu ép trên vũ khí của Lữ Bạc Viễn 99,99% là tróc vân thủ, chỉ cần Bá Đồ hăng máu truy đuổi và để Vân Sơn Loạn biến mất khỏi tầm nhìn trong vài nhịp thở thôi là rất có thể Âm 9 Độ, Bách Hoa Liễu Loạn hay thậm chí là chính Thạch Bất Chuyển sẽ bay ngay vào vòng tay yêu thương của Luân Hồi. Đến lúc đó, thứ con mồi nhận được chắc chắn là đợt focus của Luân Hồi. Một mối đe dọa khác là liều mình một hit của Ngô Khải, gần như chắc chắn cậu ta sẽ nâng max điểm kĩ năng này, trong trường hợp đổi mạng 1 1. Luân Hồi chắc chắn là bên có lãi bất kể Ngô Khải ám sát ai, đổi mạng chắc chắn có lãi, vì nếu trận đấu đưa về thế Chu Trạch Khải một chấp hai mà bên kia không có trị liệu thì với phong độ hiện tại tiểu Chu đủ khả năng kéo theo ít nhất 1 mạng cho dù hai người bên kia là Hàn Văn Thanh và Trương Giai Lạc. Khi đó tỉ số sẽ hòa nhau, đánh tiếp ván nữa thì các lão tướng chịu gì nổi. Với những mối đe dọa này, Bá Đồ không dám hay chính xác hơn là không thể liều mạng lao lên, phải vừa truy đuổi vừa tập trung dè chừng đòn hồi mã thương của đối thủ. Trong những lần hiếm hoi có cơ hội lao vào mở giao tranh thì ma kiếm sĩ là nghề có khả năng giao tranh lùi quá mạnh, vừa mở trận sóng vừa lùi cộng thêm làn đạn đến từ Nhất Thương Xuyên Vân là đủ để Luân Hồi rút lui, chưa kể một thích khách lăm lăm con dao trong tay sẵn sàng mạng đổi mạng với bất kì ai.​
Vậy kết luận lại, việc Luân Hồi thắng Bá Đồ chắc chắn không phải điều vô lý hay buff bẩn từ tác giả. Cộng hết các yếu tố lại thì cả hai bên gần như là ngang nhau, bên nào cũng có đủ yếu tố để giành chiến thắng. Việc nerf thể lực cũng như sự ăn ý của Bá Đồ là điều hợp lý, đó là cái giá phải trả cho việc tập hợp một đội hình quá tham vọng gồm toàn những siêu sao hạng nặng. Qua mùa 10 khi những điểm yếu này đã được khắc phục phần nào thì độc giả dễ dàng nhận thấy Bá Đồ đã mạnh hơn mùa 9 rất nhiều, nếu lấy Bá Đồ mùa 10 đánh với Luân Hồi mùa 9 mà Luân Hồi thắng thì đó mới là buff bẩn vô lý. Còn ở mùa 9, tỉ lệ là 50/50, và tác giả đã chọn Luân Hồi làm kẻ chiến thắng, vậy thôi. Kẻ mạnh chưa chắc sẽ giành chiến thắng nhưng kẻ thắng chắc chắn là kẻ mạnh.​
 

Koon

Gà con lon ton
Bình luận
3
Số lượt thích
5
#5
Chung Kết Mùa 9: Phân tích tổng quan Bá Đồ vs Luân Hồi

Trong lịch sử Liên minh Vinh Quang, vào mùa giải thứ 9, lần đầu tiên xuất hiện 4 kẻ đứng ở đẳng cấp đại thần đã từng cùng nhau về chung 1 chiến đội, mà fan đã đặt cho họ 1 biệt danh cực kỳ “kêu” là Tứ Đại Thiên Vương. Trong 4 kẻ ấy, có người từng là đối trọng lớn nhất của Đấu Thần đứng trên đỉnh Vinh Quang. Bên cạnh anh là mục sư hàng đầu Liên Minh hiện tại, 1 trong 4 bậc thầy chiến thuật với số liệu phạm lỗi thấp nhất giới chuyên nghiệp. Người thì mang trên mình đấu pháp Bách Hoa hoa lệ hàng đầu Vinh Quang mà tiến công vào tổng chung kết tận 3 lần. Kẻ còn lại nếu gọi mình là chơi zâm top 2 thì top 1 cũng là đối tác ăn ý của hắn :)))
Họ vì chiếc cup quán quân mà tựu tề cùng nhau cùng đứng dưới 1 lá cờ mang tên Bá Đồ. Mang khí thế tranh quán quân đầy bá đạo. Nhưng cuối cùng đã thất bại ở 1 bước cuối cùng trước quân đoàn Luân Hồi của Súng Vương. “Gần ngay trước mắt mà xa tận chân trời”, gây nên biết bao tiếc nuối và cũng như bao tranh cãi về chiếc cup vô địch mùa giải năm ấy. Khó tránh khỏi việc những người yêu mến những lão tướng Bá Đồ vẫn còn chưa phục về chiến thắng của Luân Hồi, cho rằng chiếc cup vô địch năm ấy vẫn chưa xứng đáng. Vì vậy mà hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại 1 chút về những yếu tố tạo nên thành bại của 2 chiến đội này:
1/ Về cơ cấu nhân sự:
  • Đối với Bá Đồ: có thể dùng cụm từ “thay máu nhân sự” để nói về sự thay đổi của chiến đội này. Trừ đi đội trưởng Hàn Văn Thanh và đội phó Trương Tân Kiệt thì họ thay đổi cả 3 người còn lại của team chủ lực. Đầu tiên là Lâm Kính Ngôn vì trượt trạng thái mà Hô Khiếu muốn mang tân binh đại thần mới nổi là Đường Hạo về đảm nhận lưu manh Đường Tam Đả nên anh được Hàn Văn Thanh mời đến Bá Đồ. Sau đó là Trương Giai Lạc vì 1 lòng quán quân mà giã từ Bách Hoa và chính thức trở thành mảnh ghép cuối của Tứ Đại Thiên Vương. Đến vòng chung kết cũng xuất hiện 1 tân binh từ trại huấn luyện Bá Đồ được đề cử lên làm tuyển thủ chính thức là Tần Mục Vân.
  • Đối với Luân Hồi: Trái ngược hoàn toàn với Bá Đồ, đây lại là chiến đội có sự thay đổi ít nhất trong 8 chiến đội bước vào vòng chung kết. Họ giữ nguyên dàn nhân sự đã đạt cup quán quân mùa trước mà nghênh chiến mùa giải tiếp theo.
  • Việc thay đổi tuyển thủ là đồng nghĩa với việc thay đổi hệ thống chiến thuật. Trong 1 số trường hợp, các tuyển thủ phải thay đổi phong cách cá nhân, thậm chí hy sinh 1 số điểm mạnh của mình để đem đến 1 chỉnh thể thống nhất và hoàn thiện. Ví dụ điển hình chính là đội trưởng Vương Kiệt Hy của chiến đội Vi Thảo. Vậy đối với 1 cuộc thay đổi nhân sự lớn như Bá Đồ thì họ có bị ảnh hưởng gì không? Câu trả lời chính là “Có”!
  • Chương 639 và 640, trận tứ kết mùa giải thứ 8, Bá Đồ thua bất ngờ trước Yên Vũ, Diệp Tu sau đó đã phát hiện ra sự thay đổi cực nhỏ trong đấu pháp của Hàn Văn Thanh. Đó không phải là thay đổi để mạnh hơn, mà là để thích ứng với 1 sự thay đổi sắp đến.
  • Trước khi phân tích về việc Lâm Kính Ngôn thay đổi lối chơi như thế nào khi đến mái nhà Bá Đồ, chúng ta hãy nói 1 chút về chiến đội cũ của anh – Hô Khiếu. Trong quá khứ, anh và Phương Duệ đã hợp thành nên tổ đội tội phạm, biểu tượng của chiến đội này với lối chơi zâm làm chủ đạo. Nhưng ở 1 chiến đội thì không thể có cả 2 ông cùng di chuyển lén lút để chơi zâm được. Thế nên Đường Tam Đả của anh phải là tay đấm chính của đội. Anh vẫn được phép chơi zâm, nhưng cái zâm của anh nằm trên những trick chơi lưu manh. Nhưng Bá Đồ đã có tay đấm cực mạnh nhất nhì Vinh Quang, nên khi chuyển qua Bá Đồ thì ta có thể thấy anh đã chuyển sang làm hỗ trợ nhiều hơn, xuất hiện ở những nơi cần được bổ khuyết và được phép phát huy lối di chuyển zâm nhiều hơn. Liệu đây có phải lối chơi giúp Lâm Kính Ngôn mạnh hơn hay yếu đi thì vẫn khá khó nói, nhưng có thể khẳng định đó là 1 lối chơi khác so với thời anh còn ở chiến đội cũ.
  • Trương Tân Kiệt với vai trò là bộ não chiến thuật của Bá Đồ dù là trước hay là sau khi xuất hiện F4. Thế nhưng bây giờ đội viên của anh đã thay đổi những 3/5 người, vậy nên anh cũng phải thiết lập lại tư duy chiến thuật khác biệt so với thời còn sóng vai cùng đồng đội cũ. Nhưng ở góc độ nào đó, việc chiến đấu cùng những người từng ở level át chủ bài – trục xoay chiến thuật thời còn ở chiến đội mẹ năm xưa, thì Trương Tân Kiệt cũng không còn cần phải chỉ huy liên tục nữa. Bởi chỉ cần dăm ba câu lệnh thì đồng đội của anh cũng đã có thể tự linh hoạt xử lý rồi. Đây chính là cái hay, cái lợi của 1 đội hình nhiều lão tướng chăng?
  • Và người cuối cùng là Trương Giai Lạc lại là người ít chịu tác động nhất. Bởi khi còn ở Bách Hoa, từ mùa 2-6 đã có xu hướng cover rồi. Vì như Tôn Triết Bình đã có nói: "Nhìn vào Phồn Hoa Huyết Cảnh tưởng chừng ký sinh trên chuyên gia đạn dược. Nhưng thật chất người nắm giữ tiết tấu là quỷ kiếm sĩ". Chỉ có mùa 7 Tôn Triết Bình giải nghệ thì Bách Hoa Liễu Loạn mới phải gánh phần sát thương chủ lực cho team. Nay về Bá Đồ đã có 1 Hàn Văn Thanh mãnh như Tôn Triết Bình thì Lạc chỉ cần quay về lối đánh như thời còn phối hợp với cựu đệ nhất cuồng kiếm thôi.
  • Việc phối hợp, họ hài hoà rất nhanh để trở thành những mảnh ghép hoàn hảo trong 1 bức tranh tổng thể chính là 1 trong những điểm mạnh lão tướng. Họ có thừa sự linh hoạt và kinh nghiệm để thích nghi với những sự thay đổi. Vị trí top 1 vòng bảng là minh chứng rõ ràng nhất. Nhưng nhìn chung, nhân sự Bá Đồ chính là 4 phần nâng cấp, 6 phần thay đổi. Còn đối thủ của họ - Luân Hồi, lại những là những người thuần nâng cấp rõ rệt. Với những con người đó, họ đã vô địch được 1 lần. Nay trải qua thêm 1 năm để những con người trẻ ấy có thêm kinh nghiệm và trải nghiệm, sự thấu hiểu đồng đội và đoàn kết cũng tăng thêm 1 bậc. Vậy lý do gì Luân Hồi lại không xứng đáng tiếp tục đoạt quán quân?
2/ Về nhân vật:
Trong liên minh có rất ít nhân vật được phong thần. Những nhưng vật ấy đều là những nhưng vật mạnh nhất đứng trên đỉnh Vinh Quang, mang trên mình những truyền kỳ, thậm chí là văn hoá của cả một chiến đội, được tôn xưng với những cái tên như Đấu Thần, Kiếm Thánh,… Tính đến mùa giải thứ 9, chỉ những nhà từng sở hữu cúp vô địch mới sở hữu những tài khoản này, và cũng chỉ có duy nhất 1 tài khoản trong đội hình mà thôi. Ngự trị ở Bá Đồ ta có Quyền Hoàng, còn Luân Hồi sở hữu Súng Vương.
Bên cạnh các nhân vật xưng thần ấy, hai kẻ thách đấu trên đấu trường đỉnh cao của mùa 9 còn sở hữu cho mình 2 nhân vật xứng danh “đệ nhất”, đứng đầu những nghề của mình như: Mục sư, Chuyên gia đạn dược bên phía Bá Đồ và Ma kiếm sĩ, Nhu đạo của Luân Hồi. Có thể thấy, về sức mạnh nhân vật thì ở cả đôi bên đều khá tương xứng. Thế nhưng có 1 thứ làm nghiêng đi cán cân chênh lệch của nhân vật 2 bên. Đó chính là điểm kỹ năng!
Nếu ở mùa 8, điểm kỹ năng mang yếu tố bất ngờ và là tác nhân trực tiếp khiến Luân Hồi áp đảo được Lam Vũ để giành chức vô địch năm ấy. Thì ở mùa 9, sự chênh lệch ấy còn cao hơn. Khi mà Vinh Quang đón chào bản big update, nâng giới hạn điểm kỹ năng từ 5000 lên 5500 thì các chiến đội sẽ bắt đầu tìm cách tăng giới hạn điểm kỹ năng của nhân vật mình tiệm cận mức max nhất. Và tất nhiên, 20 triệu mà Luân Hồi đã bỏ ra sẽ càng có giá trị hơn trong thời điểm này. Nó giúp họ tiết kiệm sức lực hơn trong việc mày mò cách tăng điểm, mà cũng mang lại hiệu suất tối ưu hơn. Kéo khoảng cách về điểm kỹ năng giữa 2 bên càng lớn hơn cả phiên bản trước.
Thêm vào đó, bên Bá Đồ ở mùa giải này lại phải build 1 nhân vật hoàn mới là lưu manh Lãnh Ám Lôi. Việc chế tạo trang bị bạc (thứ trực tiếp tạo nên sức mạnh của 1 nhân vật) sẽ hạn chế hơn trước kha khá. Vì trước đây trong đội hình Bá Đồ chưa từng có người chơi nghề lưu manh. Nên việc chế tạo trang bị sẽ chỉ còn dựa trên kinh nghiệm chế tạo nhân vật hệ vật lộn của bộ phần kỹ thuật Bá Đồ và kinh nghiệm chơi lưu manh của chính chủ nhân vật là Lâm Kính Ngôn. Theo đó, bắt đầu làm quen 1 nhân vật hoàn toàn mới sẽ ảnh hưởng đôi phần đến khả năng của Lâm Kính Ngôn, người vốn đã cầm đệ nhất lưu manh suốt 7 năm sự nghiệp. Tương tự với đó là cánh tay phải của F4 Bá Đồ - Tần Mục Vân. Tuy rằng nhân vật Âm 9 Độ mà Tần Mục Vân cầm đã xuất hiện trong đội hình Bá Đồ từ những mùa giải trước. Nhưng 1 tân binh vốn sử dụng con acc yếu trong trại huấn luyện nay đột nhiên được trao cơ hội điều khiển 1 nhân vật trong đội hình chính sẽ không tránh khỏi tình trạng trái tay ít nhiều vì chất lượng giữa 2 acc là rất lớn. Mà Tần Mục Vân cũng chỉ mới là tân binh nên không có khả năng thích nghi cao như các lão tướng.
Càng làm nổi bật thêm về việc thay đổi nhân vật sẽ thay đổi thế nào đến khả năng phát huy của tuyển thủ, chúng ta có thể kể đến 1 trận so gắng thuộc hàng kinh điển bậc nhất Vinh Quang: Trận chung kết vòng khiêu chiến mùa 9. Màn đấu lôi đài giữa Quân Mạc Tiếu của Diệp Tu và Nhất Diệp Chi Thu của Tôn Tường. Ở cấp bậc đại thần như Tôn Tường, cầm Nhất Diệp Chi Thu cũng đã 1 năm rưỡi, nhưng chỉ dựa vào những thay đổi trang bị trên người nhân vật mà mình đã từng rất quen thuộc. Nhưng chính sự thay đổi ấy đã là nhân tố máu chốt để Diệp Tu có thể biến nó thành 1 pha nghịch chuyển thắng bại.
Còn về Luân Hồi, động thái duy nhất trên thị trường chuyển nhượng mùa 9 của họ là mua về hẳn 1 nhân vật hạng sao là nhu đạo Áo Ướt Bay Loạn từ Vi Thảo. Hay nói 1 cách khác là họ mua trang bị bạc của nhân vật này để nâng cấp nhu đạo Vân Sơn Loạn của mình, chính thức trở thành đệ nhất nhu đạo của Vinh Quang. Vì họ thay bất kỳ nhân vật hay tuyển thủ nào trong team chủ lực của mình. Vậy nên có thể đánh giá đây cũng là 1 nâng cấp thuần cho sự mạnh tổng thể của chiến đội này.
Có thể các bạn sẽ đặt nghi vấn ngược lại rằng : “Ơ sao Vân Sơn Loạn cũng thay đổi trang bị nhưng khứa này vẫn nói là mạnh hơn mà những nhân vật khác thay đổi trang bị thì bị chê nhỉ?”
Nhưng khoan bạn ơi! Vân Sơn Loạn thời điểm trước khi mua Áo Ướt Bay Loạn vẫn còn là 1 nhân vật mạnh, nằm trong đội hình chủ lực của Luân Hồi mùa giải trước chứng tỏ trang bị bạc trên người nhân vật này cũng đã kha khá. Mua trang bị mới về để đắp vào là Luân Hồi đang nắm phần chủ động trong việc quyết định trang bị. Nếu không hợp tay, Lữ Bạc Viễn vẫn có thể đổi về những trang bị cũ về mà dùng. Tuyển thủ có thể linh hoạt sử dụng set trang bị mới hoặc cũ, hoặc cũng có thể phối từng món trong 2 set lại với nhau sao cho phù hợp với nhu cầu người sử dụng nhất. Kiểu gì cũng có cách xử lý cho đẹp thuiii.
3/ Về lối chơi của Bá Đồ:
Đội trưởng Hàn Văn Thanh từ trước tới nay vẫn luôn đại diện cho màu sắc của Bá Đồ. Anh thổi vào trong chiến đội hơi thở của sự dũng mãnh, luôn luôn tấn công, luôn luôn tiến về phía trước. Vì cái “mãnh” của anh nên từ đội viên cho đến fan của chiến đội này đều mang 1 lòng ngưỡng mộ, tôn kính đến người đội trưởng đã dẫn dắt họ từ thưở hồng hoang này. Nay bổ sung thêm 1 tay đấm level át chủ bài như Trương Giai Lạc và 1 Lâm Kính Ngôn có thừa sự ma mãnh, kinh nghiệm và biến hoá trong lối chơi đã biến đường lối tấn công của Bá Đồ đã vốn sinh động, nay lại còn sắc nét hơn.
Kế đến phải nhắc tới sự tồn tại của vị đối phó Trương Tân Kiệt – 1 trong 4 bậc thầy chiến thuật lẫy lừng của Vinh Quang. Anh gia nhập Bá Đồ vào mùa giải thứ 4, và cũng chính là mùa giải chấm dứt chuỗi ngày giải thống trị của vương triều Gia Thế, chính thức đưa Bá Đồ lên làm tân vương trên chính xác tử địch của mình. Vì vậy không thể phủ nhận rằng sự tồn tại của Trương Tân Kiệt trong Bá Đồ vốn chỉ thần thánh sau mỗi người đội trưởng Hàn Văn Thanh. Thứ mà Trương đội phó đóng góp không chỉ là cái khả năng trị liệu thuộc hàng top của Liên Minh, mà còn là đường lối chiến thuật tài hoa của mình.
Thế nhưng, liệu chiến thuật của Trương Tân Kiệt đã thực sự đạt đến đỉnh cao?
Dựa vào điểm mạnh của mỗi cá nhân, hoặc vì tính đặc thù của chiến đội mà “tứ đại tâm bẩn” hình thành nên màu sắc chiến thuật khác nhau. Ví dụ như:
  • Diệp Tu nhờ vào nền tảng game vững chắc, nắm bắt tất cả thế mạnh cũng như điểm yếu, thậm chí là cả tâm lý của đối thủ mà hình thành nên đặc điểm chiến thuật “Tương kế tựu kế.”
  • Tiêu Thời Khâm vì xuất phát điểm từ chiến đội tầm trung là Lôi Đình mà anh luôn phải tận dùng hết từng đặc điểm và chi tiết mà mình có, dễ dàng khiến địch chủ quan. Từ đó “lấy yếu chế mạnh” đã trở thành đường lối chiến thuật chủ đạo của Tiêu đội.
  • Quân đoàn Lam Vũ vì sở hữu vị át chủ bài theo chủ nghĩa cơ hội ác liệt nhất Vinh Quang, vai trò của Kiếm Thánh giống 1 sát thủ hơn là tay đấm đúng nghĩa. Để phát huy tối đa sức mạnh của lá bài này mà các thành viên của Lam Vũ có khả năng phòng thủ mạnh hơn bình thường. Từ đó hình thành nên lối chơi “phòng ngự phản công” đặc trưng.
  • Còn người cuối cùng là Trương Tân Kiệt. Vốn là bậc thầy chiến thuật trong một đội hình lấy tấn công làm tôn chỉ như Bá Đồ thì đường lối chiến thuật của Trương phó phải là công nhanh, công mạnh. Đúng chứ? Thế nhưng trong chương 743, Diệp Tu đã nhận xét rằng: “Còn Trương Tân Kiệt mới là bậc thầy chiến thuật tài năng về phòng ngự chân chính”
Theo như mình nghĩ, đã có thể xưng danh là “bậc thầy chiến thuật” của Vinh Quang rồi thì không thể chỉ gò ép bản thân mãi ở trong 1 khuôn khổ, 1 lối đi duy nhất. Như vậy sẽ dễ bị bắt bài, đồng thời cũng không thể hiểu đường sự bày bố quân sự ở những chiến đội khác mà trở nên bị động. Vì vậy mà họ phải biết hết tất cả mọi chiến thuật để có thể linh hoạt xử lý hơn trên chiến trường, bật nhạc nào cũng có thể nhảy thì mới có thể bước chân vào cảnh giới đỉnh cao của “tâm bẩn”!
Thế nên dù bản thân bậc là bậc thiên tài về “phòng ngự chân chính”, dù không thể tận dụng thế mạnh của bản thân nhưng vẫn có thể chen chân vào hàng ngũ "4 bậc thầy chiến thuật". Đó đã là chỗ tài hoa hơn người của Trương Tân Kiệt
Nhưng công bằng mà nói, thế mạnh chiến thuật của Trương Tân Kiệt vẫn chưa thể phát huy 1 cách thấu triệt ở Bá Đồ vẫn là sự thật!
Bởi vì dù tinh thông toàn chức thần thánh như Diệp Tu nhưng tác giả vẫn rất nhiều lần khẳng định rằng Pháp sư chiến đấu mới chính là nghề mà vị cao thủ này phát huy uy vũ nhất! Và điều này cũng nghiệm ứng với khả năng chiến thuật của Trương Tân Kiệt nói riêng và hệ thống chiến thuật của Bá Đồ nói chung. Để có thể dung nạp chiến thuật của bản thân vào hệ thống vận hành của 1 tập thể chuyên về tấn công như Bá Đồ thì Trương Tân Kiệt vẫn chưa khoe ra được món bảo khí uy lực nhất của mình.
Quan điểm ấy, sau này lại thêm 1 lần được xác thực dưới đôi mắt của Diệp Tu. Là đối trọng lớn nhất Bá Đồ từ xưa đến nay, mọi biến chuyển dù là nhỏ nhất trong phong cách chiến đấu đều được Diệp Tu quan sát thấu đáo. Khi ấy Diệp đội đã nhận xét về phong cách chiến thuật của Trương Tân Kiệt:
“Con người cậu ta mới thật sự thích hợp lối đánh chậm rãi bày trận thế này. Cậu ta với Bá Đồ từ đầu vốn đã không hợp nhau về phong cách. Chỉ có người như cậu ta, mới có thể khép bản thân vào hệ thống chiến thuật không dành cho mình. Nhưng hiện tại, phong cách Bá Đồ đang càng lúc càng đi về hướng cậu ta sở trường!” - (Chương 1389)
Trương Tân Kiệt vốn dĩ còn có thể mạnh hơn nữa! Bá Đồ vẫn có thể mạnh hơn nữa! Nhưng tại thời điểm vòng chung kết mùa 9 này, Bá Đồ vẫn chưa phát huy được cực hạn sức mạnh của mình. Bởi vậy khi những chiến tướng của Bá Đồ ngã ngựa, nếu xét về tình thì ta cảm thấy tiếc thương cho họ vì đã chứng kiến họ cố gắng quá nhiều, hy sinh quá nhiều để rồi vẫn phải dừng bước trước đỉnh Vinh Quang chỉ còn đúng 1 bước chân. Nhưng khi xét về lý thì trong một đấu trường đỉnh cao như tổng chung kết Vinh Quang, nơi tất cả mọi chi tiết đều phải được tận dụng đến cực hạn, thì dẫu một chi tiết nhỏ đến mức tưởng chừng không tồn tại vẫn có thể bị đối thủ tận dụng mà chuyển hoá thành nguyên nhân bại – vinh cũng là lẽ thường tình của thể thao, của Vinh Quang.
4/ Về lối chơi của Luân Hồi:
Luân Hồi tại thời điểm đang được giới truyền thông và cả fan đánh giá là “chiến đội 1 người”, bởi sự bùng nổ sức chiến đấu và kỹ thuật của Chu Trạch Khải là quá khủng khiếp. Danh hiệu No.1 đương đại của Súng Vương chính là danh xứng với thực!
Sát cánh cùng Chu Trạch Khải vô giải còn là một tuyển thủ vô cùng quan trọng trong chiến đội quán quân là phó đội Giang Ba Đào. Như lời của ba Bướm thì cho tới mùa 9, toàn thể Luân Hồi nói chung và Giang Ba Đào nói riêng đều đang bị underrated dưới vầng hào quang tung toé của Chu đội trên sàn đấu. Kẻ dẫu được xếp vào top 5 trong 24 ngôi sao, một vị trí rất cao, nhưng lại không được đánh giá cao bởi đại chúng. Dẫu là 1 cao thủ solo lại không hề toả sáng mới những pha bùng nổ kỹ thuật như khán giả mong cầu mà Giang Ba Đào vẫn ngồi được vào chiến ghế top 5? Vậy nên ắt hẳn còn 1 thứ khác tạo nên điểm mạnh nổi trội của người này, góp phần chiếm cảm tình của người hâm mộ và đưa hắn lên đẳng cấp ngôi sao, theo mình chính là tư duy chiến thuật.
Còn nhớ, sau khi Luân Hồi đăng quang mùa 8 thì đội ngũ truyền thông đã muốn lăng xê Giang Ba Đào lên làm “bậc thầy chiến thuật thế hệ mới” không phải là không có nguyên do. Bởi vì Luân Hồi không phải chỉ là một đội chỉ dùng kĩ thuật imba của Súng Vương mà đè chết đội thủ như ngoại giới vẫn thường nghĩ. Họ vẫn có đường lối chiến thuật rất rõ ràng. Lấy ví dụ là như trong chính trận chung kết mùa 8, Luân Hồi thắng chung kết sớm nhất lịch sử Vinh Quang nhờ vào việc xếp cả 3 tay đấm chủ lực lên mục solo, gián tiếp khiến bên Ban tổ chức Liên Minh thay đổi quy tắc thi đấu vào mùa 9. Rồi sang đến chung kết mùa 9, Luân Hồi triển khai lối đánh chậm để bào mòn thanh thể lực của những lão tướng Bá Đồ vốn đã suy kiệt. Có thể khẳng định rằng, những trò “tâm bẩn” ở 2 trận chung kết quan trọng này chính là sản phẩm của Giang Ba Đào – kẻ đang dần tiệm cận tới trình độ của “bậc thầy chiến thuật”.
Dù có đầy đủ tố chất hàng đầu trong việc quan sát và phân tích cực mạnh để có thể đóng vai trò bộ não chiến thuật là thế. Nhưng chỉ qua một đoạn văn, trong chính trận chung kết giữa Bá Đồ và Luân Hồi mùa 9, càng tôn thêm 1 điểm mạnh cực kỳ đáng sợ khác của Vinh Quang Đệ nhất nhân hiện tại:
” Giang Ba Đào cố gắng bình tĩnh nhận định tình thế lúc này. Họ không còn trị liệu nên cần đánh nhanh thắng nhanh, nhưng đánh nhanh cũng phải có kết cấu chứ...
Khoan, lên luôn à?!
Nhất Thương Xuyên Vân của Chu Trạch Khải không hề có ý định điều chỉnh tiết tấu mà còn tấn công dữ dội hơn nữa, nhanh đến mức Giang Ba Đào thấy hình như hơi lố. Nhưng Giang Ba Đào không duy trì suy nghĩ ấy quá lâu, bởi những gì xảy ra trước mắt khiến hắn thình lình phát hiện: chiến đội Bá Đồ đã thu hẹp phạm vi đội hình, co cụm lại thành thế phòng thủ.
Chiến đội Luân Hồi muốn đánh nhanh, chiến đội Bá Đồ lại khăng khăng không cho họ toại nguyện. Chính vì Chu Trạch Khải nhìn ra điều này nên không những không chậm nhịp mà còn liên tục tăng tốc nhằm nhiễu loạn tiết tấu bên Bá Đồ.”
(Chương 1076)
Qua đoạn ngắn trên, ta có thể thấy hành động của Chu Trạch Khải không phải là những pha bùng nổ kỹ thuật như mọi khi, mà là mắt nhìn thế trận thượng thừa của hắn, có phần vượt trên cả Giang Ba Đào về cả độ nhanh và độ chính xác. Khi Giang Ba Đào còn đang phải phân tích giở dang thì Chu Trạch Khải đã suy nghĩ xong và hành động lại càng đúng đắn. Phải chăng vì cái tính quá kiệm lời đặc trưng của tuyển thủ này nên chúng ta vẫn luôn bỏ qua sự đáng sợ trong tư duy của kẻ được mệnh danh là “Vô giải” này?
Vậy tư duy chiến thuật có ý nghĩa như thế nào với 1 cá nhân? Trong chương 1000, Diệp Tu đã có nhận xét như thế này:
“Tiêu Thời Khâm! Đó chính là tuyển thủ cấp bậc ngôi sao á! Tuy rằng cái danh bậc thầy chiến thuật của hắn ta vang dội đến mức che lấp mọi tố chất khác, nhưng nếu nói solo, chắc chắn cả Tôn Tường cũng không dám lớn tiếng rằng mình sẽ thắng. Một tuyển thủ đạt đến cấp bậc này, đừng nói là Tiêu Thời Khâm, cho dù để cho Trương Tân Kiệt cầm mục sư ra trận, sẽ đánh thành cục diện thế nào cũng chưa biết chắc được đâu!”
Khả năng chiến thuật được Diệp Tu đánh giá là nâng tầm lối chơi của một tuyển thủ đến mức một Mục sư vẫn còn có khả năng gây khó dễ cho một Pháp sư chiến đấu đầy chiến ý như Đường Nhu. Vậy còn nếu rơi vào tay của một player hệ súng cấp thần như Chu Trạch Khải thì sẽ đánh ra kết quả như thế nào? Đoạn hồi tưởng về Tô Mộc Thu, người đã chơi hệ súng đến level max, đã được Nguỵ Sâm khái quát rất triệt để:
“Ổng mạnh lắm hả?" Phương Duệ hỏi.
"Thế này đi, tao đánh với nó là đách có cơ hội ngâm xướng luôn." Ngụy Sâm nghiêm túc trả lời.
Người Hưng Hân anh nhìn tui, tui nhìn anh, nhìn nhau nửa ngày, Ngụy Sâm cũng không thấy vẻ mặt thán phục trên bất kỳ ai như mong đợi.
"Ủa, vậy có gì mạnh?" Phương Duệ nói.
"Mắc zại!" Ngụy Sâm liền hiểu Phương Duệ muốn ám chỉ cái gì, "Hơn mười năm trước nha ku! Lão phu năm ấy, vẫn là một thiếu niên thần thánh!"

(Chương 1343)
Thời mà Nguỵ Sâm vẫn còn đứng trên đỉnh của giới Thuật sĩ Vinh Quang, thời mà ổng vẫn còn sở hữu tốc độ tay và phán ứng như những người trẻ tuổi, thế nhưng vẫn không thể ngâm xướng nổi 1 chiêu trước họng súng thiên tài. Những chi tiết những nghề cần ngâm xướng chiêu nhưng bị ngắt giữa chừng 1 cách ức chế đã được Diệp Tu dùng Quân Mạc Tiếu thể hiện rất nhiều lần rồi. Nhưng khi đọc đến đoạn này đã cho thật sự cho mình cảm nhận cái nhìn trọn vẹn về 1 thiện xạ “não to”. Chắc chắn rằng với phong cách bỉ ổi của Nguỵ Sâm thì sẽ không bao giờ đi ngâm phép trước mặt 1 nghề chuyên khắc chế mình như thiện xạ. Và khi Tô Mộc Thu còn tại thế thì giải chuyên nghiệp Vinh Quang như hiện nay vẫn chưa xuất hiện. Thế nên lúc “tao đánh với nó” chắc chắn là trong game, khi hỗn chiến và dưới điều kiện được che chắn kĩ càng bởi đồng đội. Nhưng dưới thao tác imba cũng những top player hệ súng như Chu Trạch Khải hay Tô Mộc Thu thì họ không chỉ cần bắn chính xác là đủ ngắt chiêu của top 1 Thuật sĩ Vinh Quang khi ấy. Mà cần phải kết hợp với khả năng di chuyển thông minh, đường đạn phải hiểm, thời điểm bất ngờ mới cho ra được hiệu quả ngắt chiêu tuyệt đối như Nguỵ Sâm đã bình luận. Và khả năng ấy phải được rèn dũa bằng tư duy khi thực chiến chứ không chỉ đơn thuần là thao tác hoa mĩ như cách những tuyển thủ “tay to” như Tôn Tường thể hiện.
Và cũng từ đây, có thể hình dung rằng những nghề cần cast skill sẽ gặp phiền phức lớn như thế nào trước họng súng của Súng Vương. Trong Bá Đồ lại có 1 mục sư cần phải ngâm xướng để sử dụng những chiêu cần hồi lượng máu lớn. Tuy rằng dưới sự che chở của ánh sáng Bách Hoa, khả năng quấy nhiễu và sự chính xác trong những phát bắn của Chu đội sẽ suy giảm đôi phần. Nhưng tác giả cũng nhiều lần khẳng định rằng đây là đấu pháp gây ảnh hưởng cho đồng đội cũng không kém. Bởi đồng đội chỉ được miễn sát thương từ kỹ năng, nhưng sự phiền phức lớn nhất của đấu pháp Bách Hoa là nằm ở khả năng quấy rối tầm nhìn thì đồng đội vẫn sẽ bị ảnh hưởng như kẻ địch.
Ở một khía cạnh khác trong sự bùng nổ của Chu Trạch Khải. Nếu sự toả sáng của F4 Bá Đồ là ánh sáng để người thứ 5 của họ âm thầm phát huy khả năng trong bóng tối, thể hiện lối chơi mờ nhạt nhưng không thể không đề phòng. Thì ở chiều ngược lại, cái danh “chiến đội 1 người” cũng xuất phát từ hào quang chói lọi của riêng Súng Vương mà cover cho cả team âm thầm bung xoã khả năng 1 cách kín đáo và khó phòng bị hơn. Điển hình là dù Giang Ba Đào và Lữ Bạc Viễn lần lượt xếp hạng 5 và hạng 13 trong top 24 ngôi sao mùa giải ấy. Thế nhưng lại khán giả và truyền thông lại chẳng ai chú ý họ đúng với thực lực ngôi sao mà họ đang nắm giữ cả, toàn bộ ánh mắt khi nhắc đến Luân Hồi đã tập trung trên người đội trưởng hết cả rồi. Vậy chẳng phải rất giống với việc mọi người tập trung vào 4 đại thần Bá Đồ mà không hề thắc mắc vì sao 1 tân binh lại vượt trên bao nhiêu cao thủ trong giới để được đứng chung sân khấu với những đại thần cao cao tại thượng kia sao?
5. Về lộ trình vòng chung kết của 2 chiến đội:
- Bá Đồ: Tứ kết gặp Bách Hoa, Bán kết gặp Vi Thảo, Chung kết gặp Luân Hồi
- Luân Hồi: Tứ kết gặp Hư Không, Bán kết gặp Hô Khiếu, Chung kết gặp Bá Đồ
Dẫu biết rằng đã vào được vòng chung kết thì đó là sẽ nỗ lực, cũng như là thực lực của 8 chiến đội mạnh nhất của toàn Liên Minh đã được kiểm chứng qua suốt 32 vòng đấu bảng. Thế nhưng theo góc độ cá nhân mà mình thấy, thì đối thủ của Bá Đồ có phần nặng kí hơn so với Luân Hồi là điều khó phủ nhận.
Mình sẽ cùng dạo sơ qua đối thủ của cả 2 chiến đội này. Bắt đầu với Bá Đồ trước nhé:
  • Bách Hoa: 1 trong những chiến đội cũng vừa thay da đổi thịt của mùa này. Khi mà không chỉ chủ lực Trương Giai Lạc đầu quân cho Bá Đồ, mà họ cùng từ bỏ đi nhân vật biểu tượng của mình là Bách Hoa Liễu Loạn. Để rồi hồi sinh cựu đệ nhất kiếm sĩ Lạc Hoa Lang Tạ dưới sự điều khiển của đệ nhất cuồng kiếm thế hệ mới – Vu Phong. Chiến đấu bên cạnh Vu đội là Trâu Viễn và Hoa Phồn Tự Cẩm mới được build riêng dựa trên phong cách chơi của tuyển thủ này. Tuy rằng mùa 9, tân Bách Hoa cũng khá chật vật ở đầu mùa giải, đến nửa sau mới càng đánh càng tìm được cảm giác và rồi vừa đón lấy chuyến đò cuối cùng để tiến vào vòng chung kết. Có lẻ vì sự hợp rơ được tăng cường ở nửa mùa sau, mà cũng có thể là vì muốn chứng minh rằng bản thân họ có thể vượt qua được cái bóng của cựu công thần đang hướng súng chĩa bom ở bên kia chiến tuyến, thế là tân Bách Hoa đã thể hiện vượt trình trong lượt về và kéo Bá Đồ qua đến trận thứ 3 mới có thể phân thắng bại.
  • Vi Thảo: phải nói rằng đây là 1 đối thủ cực kì nặng ký, 1 trong những ứng cử viên cực kỳ xứng đáng để cạnh tranh chức vô địch của mùa giải này! Dẫn đầu là 1 trong những tuyển thủ thuộc hàng đỉnh cấp của Vinh Quang – Đội trưởng Vương Kiệt Hi. Đối phó đương nhiệm cũng vừa chính thức lọt vào đội hình ngôi sao và chính thức ngồi lên chiếc ghế đệ nhất Kỵ sĩ – Hứa Bân. Tiếp theo là người kế nhiệm cương vị và nhân vật át chủ bài tương lai của chiến đội Vi Thảo, thiên tài trẻ tuổi Cao Anh Kiệt. No.4 của Vi Thảo cũng là 1 thiên tài khác – Thiên tài tốc độ tay Lưu Tiểu Biệt. Cuối cùng là vị trí trị liệu mà bất kì nhà nào cũng có. Thế nhưng vị trí trị liệu ở Vi Thảo lại có 1 ý nghĩa khá đặc biệt. Khi mà tuyển thủ duy nhất trong lịch sử Vinh Quang được phong là Thần trị liệu (danh hiệu cao nhất của mục sư mà mình đã đề cập trước đó) chính là cựu đại thần nhà Vi Thảo – Phương Sĩ Khiêm. Còn ở Viên Bách Thanh, mục sư đương nhiệm, thì vốn không có gì để nói bởi cái nghề trị liệu đã quá đại trà. Thế nhưng lại chính vào trận bán kết quan trọng với chiến đội Bá Đồ. Viên Bách Thanh lại tái hiện được hình ảnh của Thần trị liệu nhà mình. Để rồi trở thành điểm sáng đặc biệt khiến Bá Đồ thất bại ở trận lượt đi và tiếp tục kéo Bá Đồ qua trận thứ 3 để quyết định chiếc vé dự trận chung kết cuối cùng.
  • Luân Hồi: chỉ 4 chữ “đương kim vô địch” đã đủ nói lại sự đáng gờm của chiến đội này. Bởi đây là đối thủ chính trong bài viết nên mình sẽ không quá dài dòng ở đây. Thế nhưng trong trận chung kết mùa 9 với Bá Đồ, đây cũng là chiến đội cũng phải nếm mùi thất bại trước gót sắt của Tứ đại thiên vương của Bá Đồ, để rồi đến lượt trận thứ 3 mới có thể chiến thắng những lão tướng và bảo vệ thành công ngôi vương.
Về đối thủ của Luân Hồi:
  • Hư Không: Chiến đội sở hữu cả đệ nhất và đệ nhị Quỷ trận là Lý Hiên và Ngô Vũ Sách, với chiến thuật Song quỷ làm nền móng mà trở thành 1 trong những khách quen của vòng chung kết Vinh Quang. Có thể nói, Hư Không là một trong những đội mạnh của Vinh Quang. Nhưng thật sự thì trừ 2 vị đệ nhất và đệ nhị song quỷ ra thì mình không thể tìm điểm gì đặc biệt khác để phân tích về chiến đội này. Thế rồi họ bị Luân Hồi dễ dàng lót lá tiễn đưa chỉ bằng 2 lượt trận.
  • Hô Khiếu: Với sự trỗi dậy mạnh mẽ của tân đại thần thế hệ mới – Đường Hạo, trực tiếp đẩy Lâm Kính Ngôn sang Bá Đồ để tiếp nhận nhân vật đệ nhất lưu manh Đường Tam Đả. Cánh tay phải của tân đội trưởng Hô Khiếu là tân binh xuất sắc nhất mùa 8 – Triệu Vũ Triết. Hai chủ lực trẻ tuổi này vốn không hề để tâm lối chơi “zâm” cố hữu của Hô Khiếu từ xưa đến nay vào mắt. Vậy nên đội phó Phương Duệ, aka Thành Zâm, aka đệ nhất Đạo tặc, aka Tay phải hoàng kim đã phải lùi về làm vai phụ. Cùng với đó là những thành viên vốn cũng đã quen với hệ thống chiến thuật “zâm” làm gốc rễ. Vậy nên dẫn đến sự thiếu liên kết với át chủ bài là khó thể tránh khỏi. Và bị bức tường vững chãi như Luân Hồi lót dễ dàng lót lá tiễn đưa tập 2 ra sân bay sau 2 lượt trận chiến bại lại càng dễ hiểu.
  • Bá Đồ: Với những bổ sung nhân lực cực kì chất lượng, kẻ thách thức ngai vua với tinh thần “quyết tử cho quán quân quyết sinh”. Thế rồi Luân Hồi ăn đấm của Quyền hoàng mà ngã ngựa ở trận lượt đi. Nhưng may mắn sao lại tìm được bí kíp níu cái lưng quần Bá Đồ ở trận lượt về. Kéo mấy ông già sang tới trận thứ 3 để chơi nhây chơi nhớt. Bào cho mấy ổng chưa kịp nạp đủ ô xi thì dứt điểm rồi bước lên trên ngai vua trong sự tiếc thương và đả đảo của con dân Bá Đồ.
6/ Vấn đề thể lực:
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của những lão tướng Bá Đồ mà Ba Bướm đã nói rất chi tiết trong truyện rồi. Thế nên mình mới xếp vào cuối cùng và thể hiện thêm 1 số quan điểm cá nhân của bản thân ha:
Đối với mình thì vấn đề thể lực của Bá Đồ bị tác động bởi 2 nguyên nhân, những nguyên nhân này mình đã cố tình viết ở trên rồi:
  • Nguyên nhân đầu tiên là về lối chơi của tuyển thủ: Với các bạn fan Bá Đồ thì càng hiểu rõ về lối chơi của đội trưởng nhà mình rồi. Anh luôn bước vào trận với 1 tâm lý rất “chiến”, quyết tiến chứ không lùi nửa bước. Về đối với góc nhìn cá nhân mà nói, đây là một lối chơi cực kì tiêu hao thể lực, khi mà tuổi tác của Hàn Văn Thanh cho đến mùa giải này cũng đã rất lớn rồi. Theo mình nhớ thì lần đầu tiên Hàn Văn Thanh được nhắc đến trong truyện là khi anh đang luyện tập trên phần mềm. Khi đến bước cuối cùng là nhảy lên đá, dẫu biết là không còn kịp nhưng anh vẫn nhảy, để rồi cuối cùng bị rơi xuống và thất bại. Trong thực chiến anh cũng sẽ giữ 1 thái độ như lần luyện tập khi ấy vậy, mãi mãi tiến lên, mãi mãi tấn công. Và cũng chính vì giữ lối chơi đó nên anh sẽ luôn là người đầu tiên của hàng ngũ trực tiếp lao vào thế tấn công của team bạn. Vì thế mà sẽ cần nhiều thao tác hơn để xử lý các vấn đề hơn. Và điều đó cũng sẽ đẩy nhịp độ và tiết tấu của anh luôn ở trạng thái cao nhất.
  • Tiếp theo cũng là một lão tướng khác đã xuất hiện từ mùa 2 – Trương Giai Lạc. Đấu pháp Bách Hoa của anh vô tình chung cũng là đấu pháp cần nhiều thao tác nhất. Bởi để ra được chữ “Bách” (trăm) thì ta cũng đã có thể hình dung được tần xuất sử dụng chiêu rồi. Nhưng nếu chỉ cần ném nhiều, ném đại thì đây chẳng phải là một trong những kĩ thuật dễ thật hiện nhất rồi sao? Thế nên bên cạnh “Bách” còn là “Hoa”, tức là phải đẹp, phải tinh tế và đạt tính thẩm mĩ nhất định. “Hoa” phải được gieo đúng nơi và nở đúng chỗ thì “Bách Hoa” mới trở thành 1 trong những đấu pháp thượng thừa. Vậy nên để đảm bảo được cả 2 yếu tố đó thì Trương Giai Lạc đã phải tập trung và thực hiện tần suất rất cao là vì thế!
  • Cùng đến với một lão tướng khác là cựu đệ nhất Lưu manh – Lâm Kính Ngôn. Khi nhắc về tuyển thủ này, mình luôn nghĩ đến trường hợp của Nguỵ Sâm. Họ từng là những “thiếu niên thần thánh”, đều được đánh giá là đại thân. Nhưng cuối cùng đều bị hậu bối “lấy hạ khắc thượng” để rồi bước đến sát bờ vực giải nghệ. Thế rồi được 1 trong những đại thần đỉnh cấp nhất Vinh Quang đưa tay mời về để đốt cháy niềm đam mê thêm 1 lần nữa. Và ở Nguỵ Sâm, tuổi thuộc hàng lão cố nên chỉ ra sân vọn vẹn vài trận đếm được trên đầu ngón tay, nhưng ta vẫn có thể thấy việc trượt trạng thái ảnh hưởng khả năng phát huy của cựu đại thần này mạnh đến mức nào. Dù luận về trick hay chơi zâm thì ổng cũng không thua gì ai. Và Lâm Kính Ngôn có lẽ vì trẻ tuổi hơn nên vẫn còn được trao cơ hội lên sân thường xuyên. Nhưng việc anh xuống dốc nhanh hơn hẳn 3 người trong “Tứ đại thiên vương” là điều có thể nhìn thấy rõ, dù rằng khi về Bá Đồ anh đã lùi xuống 1 bước để làm hậu phương, thi đấu bằng trick nhiều hơn là độ thao tác như người trẻ. Nhưng thứ mà anh dùng để cover lại là ánh sáng Bách Hoa của đồng đội. Với thể loại game sử dụng góc nhìn số 1 sinh động như Vinh Quang, cùng với âm thanh không kém phần chân thật. Bạn hãy thử tưởng tượng rằng đeo kính 3D rồi coi mấy phim chiến tranh, bom giật đùng đùng cùng với ánh sáng và âm thanh suốt 20 30p đồng hồ xem. Dù ngồi không để xem thôi nhưng mình dám chắc là ngâm mình trong mưa bom bão đạn theo nghĩa đen như kiểu Lâm Kính Ngôn nhà ta thì thanh mana đã nghèo nàn của ổng cũng phải tuốt dốc không phanh như thanh mana của ông nội ném bom phía trên các bác ạ!
  • Cuối cùng là Trương Tân Kiệt. Là 1 thành viên của “Thế hệ Hoàng kim” nên Trương Tân Kiệt vẫn còn hơi sớm để bị liệt vào hàng ngũ lão tướng. Vậy nên đây cũng là thành viên duy nhất trong F4 ít gặp trở ngại về thể lực. Tuy nhiên, mục sư luôn là nghề đòi hỏi khả năng tập trung cao, quan sát rộng và phán đoán chính xác trong đầu trường chuyên nghiệp khắc nghiệt. Và ở trong một đội hình lấy tấn công và mãi tấn công làm gốc như Bá Đồ thì kỹ năng kiểm soát thanh máu của mục sư lại càng tăng thêm 1 bậc là điều tất yếu. Nhưng vai trò của Trương phó đâu chỉ dừng ở việc trị liệu! Anh còn phải luôn luôn quan sát đồng đội để kịp thời điều trị thì anh còn luôn phải chăm chú quan sát hành tung của đối phương để đưa ra chiến thuật cho toàn đội. Và tới mùa 9 thì vẫn còn luật cấm chat voice nên anh vừa phải thao tác việc hồi máu, và còn vừa phải kiêm thêm nhiệm vụ type chiến thuật cho đội. Chưa kể đây còn là 1 người cực kỳ nghiêm cẩn nữa, thế nên kênh chiến thuật nhà Bá Đồ sẽ luôn đảm bảo sự chi tiết và chính xác đến từng ô vị trí.
  • Nguyên nhân thứ 2 là về lộ trình thi đấu: Bằng 1 cách diệu kỳ mà đối thủ trong trận Tứ kết và Bán kết của Bá Đồ có thể chiến thắng 1 lượt trận, trên hành trình ấy còn gặp phải 1 đối thủ ở đẳng cấp cựu quán quân là Vi Thảo. Qua đó kéo dài chặn đường của Bá Đồ thêm phần gian nan so với đối thủ cuối cùng là Luân Hồi. Nếu tình luôn 3 trận đánh với Luân Hồi thì số trận mà Bá Đồ phải đánh đã lên tới con số 9, trong khi Luân Hồi chỉ cần đánh 7 trận.
  • Nói như vầy để dễ dung, chặng đường đến quán quân của 2 đội là cuộc thi Marathon và được chia làm 9 đoạn bằng nhau. Bá Đồ như 1 anh zai gần đến tuổi trung niên phải chạy đều, chạy liên tục suất cả 8 đoạn không nghỉ. Trong khi đó zai trẻ Luân Hồi cứ chạy 2 đoạn là lại bắt taxi đi 1 đoạn, chạy mới thêm 2 đoạn là lại bắt Grab đi thêm 1 chuyến, cứ vậy mà chạy đến đoạn thứ 8 cùng Luân Hồi. Xong lúc cả 2 cùng chạy đến đoạn 9 để về đích thì zai trẻ bắt đầu chơi mẹo, nó khoe thể lực rồi bắt zai Bá Đồ chạy đường vòng cùng mình. Thế nhưng Bá Đồ xưa nay vốn nổi danh là liêm khiết nên cũng oke rồi bị Luân Hồi dắt chạy theo, đến khi thể lực dần cạn thì thằng ku trẻ tăng tốc vượt mặt về đích luôn. Thế là nó ẳm Cup!
Như vậy có thể thấy, Bá Đồ mạnh, rất mạnh. Chỉ là đến chặng đường cuối cùng, bọ bị mấy đứa trẻ Luân Hồi chơi mẹo mà thôi!
Giỡn thôi nha! Bá Đồ đúng là đã chiến đấu hết mình để xứng với 2 chữ “hảo hán”. Dẫu đang thắng lợi cũng không chủ quan, khi ở thế thua cũng không hề chùn bước mảy may hay oán trách bất kỳ điều gì. Cứ ngược dòng mà tiến, đấm hết tất cả mà đi! Thế nhưng ta cũng không thể vì yêu mến 1 ai mà phủ nhận thành quả có được bằng sự nỗ lực của họ được. Đó là sự tôn trọng to lớn nhất mà “hảo hán” giành cho “hảo hán”, đồng thời cũng là giành cho chính bản thân mình vì đã cố gắng hết mình trên hành trình này. Đó mới là tinh thần của đội trưởng Hàn Văn Thanh và Bá Đồ!
Giống như khi Diệp Tu được Trần Quả hỏi: Ai sẽ xứng đáng giành quán quân, thì anh cũng đã trả lời “Đi được đến đây rồi thì ai cũng xứng đáng. Không có gì là bất ngờ”. Đúng vậy! Bá Đồ thắng cũng xứng đáng. Mà Luân Hồi thắng thì cũng không thể phủ nhận sức mạnh của họ. Chẳng phải vì không thể đoán trước được kết quả trước khi tiếng còi chung cuộc vang lên mà ta mới đem lòng yêu mến thể thao, yêu mến Vinh Quang hay sao?
 

VongolaCiel

Lure like như hack
Hội Tự Sát
Thần Lĩnh
Bình luận
1,430
Số lượt thích
5,160
Location
Nhà nuôi cánh cụt Thượng Hải
Team
Luân Hồi
Fan não tàn của
Đội phó LM ~~~
#6
Chung Kết Mùa 9: Phân tích tổng quan Bá Đồ vs Luân Hồi

Trong lịch sử Liên minh Vinh Quang, vào mùa giải thứ 9, lần đầu tiên xuất hiện 4 kẻ đứng ở đẳng cấp đại thần đã từng cùng nhau về chung 1 chiến đội, mà fan đã đặt cho họ 1 biệt danh cực kỳ “kêu” là Tứ Đại Thiên Vương. Trong 4 kẻ ấy, có người từng là đối trọng lớn nhất của Đấu Thần đứng trên đỉnh Vinh Quang. Bên cạnh anh là mục sư hàng đầu Liên Minh hiện tại, 1 trong 4 bậc thầy chiến thuật với số liệu phạm lỗi thấp nhất giới chuyên nghiệp. Người thì mang trên mình đấu pháp Bách Hoa hoa lệ hàng đầu Vinh Quang mà tiến công vào tổng chung kết tận 3 lần. Kẻ còn lại nếu gọi mình là chơi zâm top 2 thì top 1 cũng là đối tác ăn ý của hắn :)))
Họ vì chiếc cup quán quân mà tựu tề cùng nhau cùng đứng dưới 1 lá cờ mang tên Bá Đồ. Mang khí thế tranh quán quân đầy bá đạo. Nhưng cuối cùng đã thất bại ở 1 bước cuối cùng trước quân đoàn Luân Hồi của Súng Vương. “Gần ngay trước mắt mà xa tận chân trời”, gây nên biết bao tiếc nuối và cũng như bao tranh cãi về chiếc cup vô địch mùa giải năm ấy. Khó tránh khỏi việc những người yêu mến những lão tướng Bá Đồ vẫn còn chưa phục về chiến thắng của Luân Hồi, cho rằng chiếc cup vô địch năm ấy vẫn chưa xứng đáng. Vì vậy mà hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại 1 chút về những yếu tố tạo nên thành bại của 2 chiến đội này:
1/ Về cơ cấu nhân sự:
  • Đối với Bá Đồ: có thể dùng cụm từ “thay máu nhân sự” để nói về sự thay đổi của chiến đội này. Trừ đi đội trưởng Hàn Văn Thanh và đội phó Trương Tân Kiệt thì họ thay đổi cả 3 người còn lại của team chủ lực. Đầu tiên là Lâm Kính Ngôn vì trượt trạng thái mà Hô Khiếu muốn mang tân binh đại thần mới nổi là Đường Hạo về đảm nhận lưu manh Đường Tam Đả nên anh được Hàn Văn Thanh mời đến Bá Đồ. Sau đó là Trương Giai Lạc vì 1 lòng quán quân mà giã từ Bách Hoa và chính thức trở thành mảnh ghép cuối của Tứ Đại Thiên Vương. Đến vòng chung kết cũng xuất hiện 1 tân binh từ trại huấn luyện Bá Đồ được đề cử lên làm tuyển thủ chính thức là Tần Mục Vân.
  • Đối với Luân Hồi: Trái ngược hoàn toàn với Bá Đồ, đây lại là chiến đội có sự thay đổi ít nhất trong 8 chiến đội bước vào vòng chung kết. Họ giữ nguyên dàn nhân sự đã đạt cup quán quân mùa trước mà nghênh chiến mùa giải tiếp theo.
  • Việc thay đổi tuyển thủ là đồng nghĩa với việc thay đổi hệ thống chiến thuật. Trong 1 số trường hợp, các tuyển thủ phải thay đổi phong cách cá nhân, thậm chí hy sinh 1 số điểm mạnh của mình để đem đến 1 chỉnh thể thống nhất và hoàn thiện. Ví dụ điển hình chính là đội trưởng Vương Kiệt Hy của chiến đội Vi Thảo. Vậy đối với 1 cuộc thay đổi nhân sự lớn như Bá Đồ thì họ có bị ảnh hưởng gì không? Câu trả lời chính là “Có”!
  • Chương 639 và 640, trận tứ kết mùa giải thứ 8, Bá Đồ thua bất ngờ trước Yên Vũ, Diệp Tu sau đó đã phát hiện ra sự thay đổi cực nhỏ trong đấu pháp của Hàn Văn Thanh. Đó không phải là thay đổi để mạnh hơn, mà là để thích ứng với 1 sự thay đổi sắp đến.
  • Trước khi phân tích về việc Lâm Kính Ngôn thay đổi lối chơi như thế nào khi đến mái nhà Bá Đồ, chúng ta hãy nói 1 chút về chiến đội cũ của anh – Hô Khiếu. Trong quá khứ, anh và Phương Duệ đã hợp thành nên tổ đội tội phạm, biểu tượng của chiến đội này với lối chơi zâm làm chủ đạo. Nhưng ở 1 chiến đội thì không thể có cả 2 ông cùng di chuyển lén lút để chơi zâm được. Thế nên Đường Tam Đả của anh phải là tay đấm chính của đội. Anh vẫn được phép chơi zâm, nhưng cái zâm của anh nằm trên những trick chơi lưu manh. Nhưng Bá Đồ đã có tay đấm cực mạnh nhất nhì Vinh Quang, nên khi chuyển qua Bá Đồ thì ta có thể thấy anh đã chuyển sang làm hỗ trợ nhiều hơn, xuất hiện ở những nơi cần được bổ khuyết và được phép phát huy lối di chuyển zâm nhiều hơn. Liệu đây có phải lối chơi giúp Lâm Kính Ngôn mạnh hơn hay yếu đi thì vẫn khá khó nói, nhưng có thể khẳng định đó là 1 lối chơi khác so với thời anh còn ở chiến đội cũ.
  • Trương Tân Kiệt với vai trò là bộ não chiến thuật của Bá Đồ dù là trước hay là sau khi xuất hiện F4. Thế nhưng bây giờ đội viên của anh đã thay đổi những 3/5 người, vậy nên anh cũng phải thiết lập lại tư duy chiến thuật khác biệt so với thời còn sóng vai cùng đồng đội cũ. Nhưng ở góc độ nào đó, việc chiến đấu cùng những người từng ở level át chủ bài – trục xoay chiến thuật thời còn ở chiến đội mẹ năm xưa, thì Trương Tân Kiệt cũng không còn cần phải chỉ huy liên tục nữa. Bởi chỉ cần dăm ba câu lệnh thì đồng đội của anh cũng đã có thể tự linh hoạt xử lý rồi. Đây chính là cái hay, cái lợi của 1 đội hình nhiều lão tướng chăng?
  • Và người cuối cùng là Trương Giai Lạc lại là người ít chịu tác động nhất. Bởi khi còn ở Bách Hoa, từ mùa 2-6 đã có xu hướng cover rồi. Vì như Tôn Triết Bình đã có nói: "Nhìn vào Phồn Hoa Huyết Cảnh tưởng chừng ký sinh trên chuyên gia đạn dược. Nhưng thật chất người nắm giữ tiết tấu là quỷ kiếm sĩ". Chỉ có mùa 7 Tôn Triết Bình giải nghệ thì Bách Hoa Liễu Loạn mới phải gánh phần sát thương chủ lực cho team. Nay về Bá Đồ đã có 1 Hàn Văn Thanh mãnh như Tôn Triết Bình thì Lạc chỉ cần quay về lối đánh như thời còn phối hợp với cựu đệ nhất cuồng kiếm thôi.
  • Việc phối hợp, họ hài hoà rất nhanh để trở thành những mảnh ghép hoàn hảo trong 1 bức tranh tổng thể chính là 1 trong những điểm mạnh lão tướng. Họ có thừa sự linh hoạt và kinh nghiệm để thích nghi với những sự thay đổi. Vị trí top 1 vòng bảng là minh chứng rõ ràng nhất. Nhưng nhìn chung, nhân sự Bá Đồ chính là 4 phần nâng cấp, 6 phần thay đổi. Còn đối thủ của họ - Luân Hồi, lại những là những người thuần nâng cấp rõ rệt. Với những con người đó, họ đã vô địch được 1 lần. Nay trải qua thêm 1 năm để những con người trẻ ấy có thêm kinh nghiệm và trải nghiệm, sự thấu hiểu đồng đội và đoàn kết cũng tăng thêm 1 bậc. Vậy lý do gì Luân Hồi lại không xứng đáng tiếp tục đoạt quán quân?
2/ Về nhân vật:
Trong liên minh có rất ít nhân vật được phong thần. Những nhưng vật ấy đều là những nhưng vật mạnh nhất đứng trên đỉnh Vinh Quang, mang trên mình những truyền kỳ, thậm chí là văn hoá của cả một chiến đội, được tôn xưng với những cái tên như Đấu Thần, Kiếm Thánh,… Tính đến mùa giải thứ 9, chỉ những nhà từng sở hữu cúp vô địch mới sở hữu những tài khoản này, và cũng chỉ có duy nhất 1 tài khoản trong đội hình mà thôi. Ngự trị ở Bá Đồ ta có Quyền Hoàng, còn Luân Hồi sở hữu Súng Vương.
Bên cạnh các nhân vật xưng thần ấy, hai kẻ thách đấu trên đấu trường đỉnh cao của mùa 9 còn sở hữu cho mình 2 nhân vật xứng danh “đệ nhất”, đứng đầu những nghề của mình như: Mục sư, Chuyên gia đạn dược bên phía Bá Đồ và Ma kiếm sĩ, Nhu đạo của Luân Hồi. Có thể thấy, về sức mạnh nhân vật thì ở cả đôi bên đều khá tương xứng. Thế nhưng có 1 thứ làm nghiêng đi cán cân chênh lệch của nhân vật 2 bên. Đó chính là điểm kỹ năng!
Nếu ở mùa 8, điểm kỹ năng mang yếu tố bất ngờ và là tác nhân trực tiếp khiến Luân Hồi áp đảo được Lam Vũ để giành chức vô địch năm ấy. Thì ở mùa 9, sự chênh lệch ấy còn cao hơn. Khi mà Vinh Quang đón chào bản big update, nâng giới hạn điểm kỹ năng từ 5000 lên 5500 thì các chiến đội sẽ bắt đầu tìm cách tăng giới hạn điểm kỹ năng của nhân vật mình tiệm cận mức max nhất. Và tất nhiên, 20 triệu mà Luân Hồi đã bỏ ra sẽ càng có giá trị hơn trong thời điểm này. Nó giúp họ tiết kiệm sức lực hơn trong việc mày mò cách tăng điểm, mà cũng mang lại hiệu suất tối ưu hơn. Kéo khoảng cách về điểm kỹ năng giữa 2 bên càng lớn hơn cả phiên bản trước.
Thêm vào đó, bên Bá Đồ ở mùa giải này lại phải build 1 nhân vật hoàn mới là lưu manh Lãnh Ám Lôi. Việc chế tạo trang bị bạc (thứ trực tiếp tạo nên sức mạnh của 1 nhân vật) sẽ hạn chế hơn trước kha khá. Vì trước đây trong đội hình Bá Đồ chưa từng có người chơi nghề lưu manh. Nên việc chế tạo trang bị sẽ chỉ còn dựa trên kinh nghiệm chế tạo nhân vật hệ vật lộn của bộ phần kỹ thuật Bá Đồ và kinh nghiệm chơi lưu manh của chính chủ nhân vật là Lâm Kính Ngôn. Theo đó, bắt đầu làm quen 1 nhân vật hoàn toàn mới sẽ ảnh hưởng đôi phần đến khả năng của Lâm Kính Ngôn, người vốn đã cầm đệ nhất lưu manh suốt 7 năm sự nghiệp. Tương tự với đó là cánh tay phải của F4 Bá Đồ - Tần Mục Vân. Tuy rằng nhân vật Âm 9 Độ mà Tần Mục Vân cầm đã xuất hiện trong đội hình Bá Đồ từ những mùa giải trước. Nhưng 1 tân binh vốn sử dụng con acc yếu trong trại huấn luyện nay đột nhiên được trao cơ hội điều khiển 1 nhân vật trong đội hình chính sẽ không tránh khỏi tình trạng trái tay ít nhiều vì chất lượng giữa 2 acc là rất lớn. Mà Tần Mục Vân cũng chỉ mới là tân binh nên không có khả năng thích nghi cao như các lão tướng.
Càng làm nổi bật thêm về việc thay đổi nhân vật sẽ thay đổi thế nào đến khả năng phát huy của tuyển thủ, chúng ta có thể kể đến 1 trận so gắng thuộc hàng kinh điển bậc nhất Vinh Quang: Trận chung kết vòng khiêu chiến mùa 9. Màn đấu lôi đài giữa Quân Mạc Tiếu của Diệp Tu và Nhất Diệp Chi Thu của Tôn Tường. Ở cấp bậc đại thần như Tôn Tường, cầm Nhất Diệp Chi Thu cũng đã 1 năm rưỡi, nhưng chỉ dựa vào những thay đổi trang bị trên người nhân vật mà mình đã từng rất quen thuộc. Nhưng chính sự thay đổi ấy đã là nhân tố máu chốt để Diệp Tu có thể biến nó thành 1 pha nghịch chuyển thắng bại.
Còn về Luân Hồi, động thái duy nhất trên thị trường chuyển nhượng mùa 9 của họ là mua về hẳn 1 nhân vật hạng sao là nhu đạo Áo Ướt Bay Loạn từ Vi Thảo. Hay nói 1 cách khác là họ mua trang bị bạc của nhân vật này để nâng cấp nhu đạo Vân Sơn Loạn của mình, chính thức trở thành đệ nhất nhu đạo của Vinh Quang. Vì họ thay bất kỳ nhân vật hay tuyển thủ nào trong team chủ lực của mình. Vậy nên có thể đánh giá đây cũng là 1 nâng cấp thuần cho sự mạnh tổng thể của chiến đội này.
Có thể các bạn sẽ đặt nghi vấn ngược lại rằng : “Ơ sao Vân Sơn Loạn cũng thay đổi trang bị nhưng khứa này vẫn nói là mạnh hơn mà những nhân vật khác thay đổi trang bị thì bị chê nhỉ?”
Nhưng khoan bạn ơi! Vân Sơn Loạn thời điểm trước khi mua Áo Ướt Bay Loạn vẫn còn là 1 nhân vật mạnh, nằm trong đội hình chủ lực của Luân Hồi mùa giải trước chứng tỏ trang bị bạc trên người nhân vật này cũng đã kha khá. Mua trang bị mới về để đắp vào là Luân Hồi đang nắm phần chủ động trong việc quyết định trang bị. Nếu không hợp tay, Lữ Bạc Viễn vẫn có thể đổi về những trang bị cũ về mà dùng. Tuyển thủ có thể linh hoạt sử dụng set trang bị mới hoặc cũ, hoặc cũng có thể phối từng món trong 2 set lại với nhau sao cho phù hợp với nhu cầu người sử dụng nhất. Kiểu gì cũng có cách xử lý cho đẹp thuiii.
3/ Về lối chơi của Bá Đồ:
Đội trưởng Hàn Văn Thanh từ trước tới nay vẫn luôn đại diện cho màu sắc của Bá Đồ. Anh thổi vào trong chiến đội hơi thở của sự dũng mãnh, luôn luôn tấn công, luôn luôn tiến về phía trước. Vì cái “mãnh” của anh nên từ đội viên cho đến fan của chiến đội này đều mang 1 lòng ngưỡng mộ, tôn kính đến người đội trưởng đã dẫn dắt họ từ thưở hồng hoang này. Nay bổ sung thêm 1 tay đấm level át chủ bài như Trương Giai Lạc và 1 Lâm Kính Ngôn có thừa sự ma mãnh, kinh nghiệm và biến hoá trong lối chơi đã biến đường lối tấn công của Bá Đồ đã vốn sinh động, nay lại còn sắc nét hơn.
Kế đến phải nhắc tới sự tồn tại của vị đối phó Trương Tân Kiệt – 1 trong 4 bậc thầy chiến thuật lẫy lừng của Vinh Quang. Anh gia nhập Bá Đồ vào mùa giải thứ 4, và cũng chính là mùa giải chấm dứt chuỗi ngày giải thống trị của vương triều Gia Thế, chính thức đưa Bá Đồ lên làm tân vương trên chính xác tử địch của mình. Vì vậy không thể phủ nhận rằng sự tồn tại của Trương Tân Kiệt trong Bá Đồ vốn chỉ thần thánh sau mỗi người đội trưởng Hàn Văn Thanh. Thứ mà Trương đội phó đóng góp không chỉ là cái khả năng trị liệu thuộc hàng top của Liên Minh, mà còn là đường lối chiến thuật tài hoa của mình.
Thế nhưng, liệu chiến thuật của Trương Tân Kiệt đã thực sự đạt đến đỉnh cao?
Dựa vào điểm mạnh của mỗi cá nhân, hoặc vì tính đặc thù của chiến đội mà “tứ đại tâm bẩn” hình thành nên màu sắc chiến thuật khác nhau. Ví dụ như:
  • Diệp Tu nhờ vào nền tảng game vững chắc, nắm bắt tất cả thế mạnh cũng như điểm yếu, thậm chí là cả tâm lý của đối thủ mà hình thành nên đặc điểm chiến thuật “Tương kế tựu kế.”
  • Tiêu Thời Khâm vì xuất phát điểm từ chiến đội tầm trung là Lôi Đình mà anh luôn phải tận dùng hết từng đặc điểm và chi tiết mà mình có, dễ dàng khiến địch chủ quan. Từ đó “lấy yếu chế mạnh” đã trở thành đường lối chiến thuật chủ đạo của Tiêu đội.
  • Quân đoàn Lam Vũ vì sở hữu vị át chủ bài theo chủ nghĩa cơ hội ác liệt nhất Vinh Quang, vai trò của Kiếm Thánh giống 1 sát thủ hơn là tay đấm đúng nghĩa. Để phát huy tối đa sức mạnh của lá bài này mà các thành viên của Lam Vũ có khả năng phòng thủ mạnh hơn bình thường. Từ đó hình thành nên lối chơi “phòng ngự phản công” đặc trưng.
  • Còn người cuối cùng là Trương Tân Kiệt. Vốn là bậc thầy chiến thuật trong một đội hình lấy tấn công làm tôn chỉ như Bá Đồ thì đường lối chiến thuật của Trương phó phải là công nhanh, công mạnh. Đúng chứ? Thế nhưng trong chương 743, Diệp Tu đã nhận xét rằng: “Còn Trương Tân Kiệt mới là bậc thầy chiến thuật tài năng về phòng ngự chân chính”
Theo như mình nghĩ, đã có thể xưng danh là “bậc thầy chiến thuật” của Vinh Quang rồi thì không thể chỉ gò ép bản thân mãi ở trong 1 khuôn khổ, 1 lối đi duy nhất. Như vậy sẽ dễ bị bắt bài, đồng thời cũng không thể hiểu đường sự bày bố quân sự ở những chiến đội khác mà trở nên bị động. Vì vậy mà họ phải biết hết tất cả mọi chiến thuật để có thể linh hoạt xử lý hơn trên chiến trường, bật nhạc nào cũng có thể nhảy thì mới có thể bước chân vào cảnh giới đỉnh cao của “tâm bẩn”!
Thế nên dù bản thân bậc là bậc thiên tài về “phòng ngự chân chính”, dù không thể tận dụng thế mạnh của bản thân nhưng vẫn có thể chen chân vào hàng ngũ "4 bậc thầy chiến thuật". Đó đã là chỗ tài hoa hơn người của Trương Tân Kiệt
Nhưng công bằng mà nói, thế mạnh chiến thuật của Trương Tân Kiệt vẫn chưa thể phát huy 1 cách thấu triệt ở Bá Đồ vẫn là sự thật!
Bởi vì dù tinh thông toàn chức thần thánh như Diệp Tu nhưng tác giả vẫn rất nhiều lần khẳng định rằng Pháp sư chiến đấu mới chính là nghề mà vị cao thủ này phát huy uy vũ nhất! Và điều này cũng nghiệm ứng với khả năng chiến thuật của Trương Tân Kiệt nói riêng và hệ thống chiến thuật của Bá Đồ nói chung. Để có thể dung nạp chiến thuật của bản thân vào hệ thống vận hành của 1 tập thể chuyên về tấn công như Bá Đồ thì Trương Tân Kiệt vẫn chưa khoe ra được món bảo khí uy lực nhất của mình.
Quan điểm ấy, sau này lại thêm 1 lần được xác thực dưới đôi mắt của Diệp Tu. Là đối trọng lớn nhất Bá Đồ từ xưa đến nay, mọi biến chuyển dù là nhỏ nhất trong phong cách chiến đấu đều được Diệp Tu quan sát thấu đáo. Khi ấy Diệp đội đã nhận xét về phong cách chiến thuật của Trương Tân Kiệt:
“Con người cậu ta mới thật sự thích hợp lối đánh chậm rãi bày trận thế này. Cậu ta với Bá Đồ từ đầu vốn đã không hợp nhau về phong cách. Chỉ có người như cậu ta, mới có thể khép bản thân vào hệ thống chiến thuật không dành cho mình. Nhưng hiện tại, phong cách Bá Đồ đang càng lúc càng đi về hướng cậu ta sở trường!” - (Chương 1389)
Trương Tân Kiệt vốn dĩ còn có thể mạnh hơn nữa! Bá Đồ vẫn có thể mạnh hơn nữa! Nhưng tại thời điểm vòng chung kết mùa 9 này, Bá Đồ vẫn chưa phát huy được cực hạn sức mạnh của mình. Bởi vậy khi những chiến tướng của Bá Đồ ngã ngựa, nếu xét về tình thì ta cảm thấy tiếc thương cho họ vì đã chứng kiến họ cố gắng quá nhiều, hy sinh quá nhiều để rồi vẫn phải dừng bước trước đỉnh Vinh Quang chỉ còn đúng 1 bước chân. Nhưng khi xét về lý thì trong một đấu trường đỉnh cao như tổng chung kết Vinh Quang, nơi tất cả mọi chi tiết đều phải được tận dụng đến cực hạn, thì dẫu một chi tiết nhỏ đến mức tưởng chừng không tồn tại vẫn có thể bị đối thủ tận dụng mà chuyển hoá thành nguyên nhân bại – vinh cũng là lẽ thường tình của thể thao, của Vinh Quang.
4/ Về lối chơi của Luân Hồi:
Luân Hồi tại thời điểm đang được giới truyền thông và cả fan đánh giá là “chiến đội 1 người”, bởi sự bùng nổ sức chiến đấu và kỹ thuật của Chu Trạch Khải là quá khủng khiếp. Danh hiệu No.1 đương đại của Súng Vương chính là danh xứng với thực!
Sát cánh cùng Chu Trạch Khải vô giải còn là một tuyển thủ vô cùng quan trọng trong chiến đội quán quân là phó đội Giang Ba Đào. Như lời của ba Bướm thì cho tới mùa 9, toàn thể Luân Hồi nói chung và Giang Ba Đào nói riêng đều đang bị underrated dưới vầng hào quang tung toé của Chu đội trên sàn đấu. Kẻ dẫu được xếp vào top 5 trong 24 ngôi sao, một vị trí rất cao, nhưng lại không được đánh giá cao bởi đại chúng. Dẫu là 1 cao thủ solo lại không hề toả sáng mới những pha bùng nổ kỹ thuật như khán giả mong cầu mà Giang Ba Đào vẫn ngồi được vào chiến ghế top 5? Vậy nên ắt hẳn còn 1 thứ khác tạo nên điểm mạnh nổi trội của người này, góp phần chiếm cảm tình của người hâm mộ và đưa hắn lên đẳng cấp ngôi sao, theo mình chính là tư duy chiến thuật.
Còn nhớ, sau khi Luân Hồi đăng quang mùa 8 thì đội ngũ truyền thông đã muốn lăng xê Giang Ba Đào lên làm “bậc thầy chiến thuật thế hệ mới” không phải là không có nguyên do. Bởi vì Luân Hồi không phải chỉ là một đội chỉ dùng kĩ thuật imba của Súng Vương mà đè chết đội thủ như ngoại giới vẫn thường nghĩ. Họ vẫn có đường lối chiến thuật rất rõ ràng. Lấy ví dụ là như trong chính trận chung kết mùa 8, Luân Hồi thắng chung kết sớm nhất lịch sử Vinh Quang nhờ vào việc xếp cả 3 tay đấm chủ lực lên mục solo, gián tiếp khiến bên Ban tổ chức Liên Minh thay đổi quy tắc thi đấu vào mùa 9. Rồi sang đến chung kết mùa 9, Luân Hồi triển khai lối đánh chậm để bào mòn thanh thể lực của những lão tướng Bá Đồ vốn đã suy kiệt. Có thể khẳng định rằng, những trò “tâm bẩn” ở 2 trận chung kết quan trọng này chính là sản phẩm của Giang Ba Đào – kẻ đang dần tiệm cận tới trình độ của “bậc thầy chiến thuật”.
Dù có đầy đủ tố chất hàng đầu trong việc quan sát và phân tích cực mạnh để có thể đóng vai trò bộ não chiến thuật là thế. Nhưng chỉ qua một đoạn văn, trong chính trận chung kết giữa Bá Đồ và Luân Hồi mùa 9, càng tôn thêm 1 điểm mạnh cực kỳ đáng sợ khác của Vinh Quang Đệ nhất nhân hiện tại:
” Giang Ba Đào cố gắng bình tĩnh nhận định tình thế lúc này. Họ không còn trị liệu nên cần đánh nhanh thắng nhanh, nhưng đánh nhanh cũng phải có kết cấu chứ...
Khoan, lên luôn à?!
Nhất Thương Xuyên Vân của Chu Trạch Khải không hề có ý định điều chỉnh tiết tấu mà còn tấn công dữ dội hơn nữa, nhanh đến mức Giang Ba Đào thấy hình như hơi lố. Nhưng Giang Ba Đào không duy trì suy nghĩ ấy quá lâu, bởi những gì xảy ra trước mắt khiến hắn thình lình phát hiện: chiến đội Bá Đồ đã thu hẹp phạm vi đội hình, co cụm lại thành thế phòng thủ.
Chiến đội Luân Hồi muốn đánh nhanh, chiến đội Bá Đồ lại khăng khăng không cho họ toại nguyện. Chính vì Chu Trạch Khải nhìn ra điều này nên không những không chậm nhịp mà còn liên tục tăng tốc nhằm nhiễu loạn tiết tấu bên Bá Đồ.”
(Chương 1076)
Qua đoạn ngắn trên, ta có thể thấy hành động của Chu Trạch Khải không phải là những pha bùng nổ kỹ thuật như mọi khi, mà là mắt nhìn thế trận thượng thừa của hắn, có phần vượt trên cả Giang Ba Đào về cả độ nhanh và độ chính xác. Khi Giang Ba Đào còn đang phải phân tích giở dang thì Chu Trạch Khải đã suy nghĩ xong và hành động lại càng đúng đắn. Phải chăng vì cái tính quá kiệm lời đặc trưng của tuyển thủ này nên chúng ta vẫn luôn bỏ qua sự đáng sợ trong tư duy của kẻ được mệnh danh là “Vô giải” này?
Vậy tư duy chiến thuật có ý nghĩa như thế nào với 1 cá nhân? Trong chương 1000, Diệp Tu đã có nhận xét như thế này:
“Tiêu Thời Khâm! Đó chính là tuyển thủ cấp bậc ngôi sao á! Tuy rằng cái danh bậc thầy chiến thuật của hắn ta vang dội đến mức che lấp mọi tố chất khác, nhưng nếu nói solo, chắc chắn cả Tôn Tường cũng không dám lớn tiếng rằng mình sẽ thắng. Một tuyển thủ đạt đến cấp bậc này, đừng nói là Tiêu Thời Khâm, cho dù để cho Trương Tân Kiệt cầm mục sư ra trận, sẽ đánh thành cục diện thế nào cũng chưa biết chắc được đâu!”
Khả năng chiến thuật được Diệp Tu đánh giá là nâng tầm lối chơi của một tuyển thủ đến mức một Mục sư vẫn còn có khả năng gây khó dễ cho một Pháp sư chiến đấu đầy chiến ý như Đường Nhu. Vậy còn nếu rơi vào tay của một player hệ súng cấp thần như Chu Trạch Khải thì sẽ đánh ra kết quả như thế nào? Đoạn hồi tưởng về Tô Mộc Thu, người đã chơi hệ súng đến level max, đã được Nguỵ Sâm khái quát rất triệt để:
“Ổng mạnh lắm hả?" Phương Duệ hỏi.
"Thế này đi, tao đánh với nó là đách có cơ hội ngâm xướng luôn." Ngụy Sâm nghiêm túc trả lời.
Người Hưng Hân anh nhìn tui, tui nhìn anh, nhìn nhau nửa ngày, Ngụy Sâm cũng không thấy vẻ mặt thán phục trên bất kỳ ai như mong đợi.
"Ủa, vậy có gì mạnh?" Phương Duệ nói.
"Mắc zại!" Ngụy Sâm liền hiểu Phương Duệ muốn ám chỉ cái gì, "Hơn mười năm trước nha ku! Lão phu năm ấy, vẫn là một thiếu niên thần thánh!"

(Chương 1343)
Thời mà Nguỵ Sâm vẫn còn đứng trên đỉnh của giới Thuật sĩ Vinh Quang, thời mà ổng vẫn còn sở hữu tốc độ tay và phán ứng như những người trẻ tuổi, thế nhưng vẫn không thể ngâm xướng nổi 1 chiêu trước họng súng thiên tài. Những chi tiết những nghề cần ngâm xướng chiêu nhưng bị ngắt giữa chừng 1 cách ức chế đã được Diệp Tu dùng Quân Mạc Tiếu thể hiện rất nhiều lần rồi. Nhưng khi đọc đến đoạn này đã cho thật sự cho mình cảm nhận cái nhìn trọn vẹn về 1 thiện xạ “não to”. Chắc chắn rằng với phong cách bỉ ổi của Nguỵ Sâm thì sẽ không bao giờ đi ngâm phép trước mặt 1 nghề chuyên khắc chế mình như thiện xạ. Và khi Tô Mộc Thu còn tại thế thì giải chuyên nghiệp Vinh Quang như hiện nay vẫn chưa xuất hiện. Thế nên lúc “tao đánh với nó” chắc chắn là trong game, khi hỗn chiến và dưới điều kiện được che chắn kĩ càng bởi đồng đội. Nhưng dưới thao tác imba cũng những top player hệ súng như Chu Trạch Khải hay Tô Mộc Thu thì họ không chỉ cần bắn chính xác là đủ ngắt chiêu của top 1 Thuật sĩ Vinh Quang khi ấy. Mà cần phải kết hợp với khả năng di chuyển thông minh, đường đạn phải hiểm, thời điểm bất ngờ mới cho ra được hiệu quả ngắt chiêu tuyệt đối như Nguỵ Sâm đã bình luận. Và khả năng ấy phải được rèn dũa bằng tư duy khi thực chiến chứ không chỉ đơn thuần là thao tác hoa mĩ như cách những tuyển thủ “tay to” như Tôn Tường thể hiện.
Và cũng từ đây, có thể hình dung rằng những nghề cần cast skill sẽ gặp phiền phức lớn như thế nào trước họng súng của Súng Vương. Trong Bá Đồ lại có 1 mục sư cần phải ngâm xướng để sử dụng những chiêu cần hồi lượng máu lớn. Tuy rằng dưới sự che chở của ánh sáng Bách Hoa, khả năng quấy nhiễu và sự chính xác trong những phát bắn của Chu đội sẽ suy giảm đôi phần. Nhưng tác giả cũng nhiều lần khẳng định rằng đây là đấu pháp gây ảnh hưởng cho đồng đội cũng không kém. Bởi đồng đội chỉ được miễn sát thương từ kỹ năng, nhưng sự phiền phức lớn nhất của đấu pháp Bách Hoa là nằm ở khả năng quấy rối tầm nhìn thì đồng đội vẫn sẽ bị ảnh hưởng như kẻ địch.
Ở một khía cạnh khác trong sự bùng nổ của Chu Trạch Khải. Nếu sự toả sáng của F4 Bá Đồ là ánh sáng để người thứ 5 của họ âm thầm phát huy khả năng trong bóng tối, thể hiện lối chơi mờ nhạt nhưng không thể không đề phòng. Thì ở chiều ngược lại, cái danh “chiến đội 1 người” cũng xuất phát từ hào quang chói lọi của riêng Súng Vương mà cover cho cả team âm thầm bung xoã khả năng 1 cách kín đáo và khó phòng bị hơn. Điển hình là dù Giang Ba Đào và Lữ Bạc Viễn lần lượt xếp hạng 5 và hạng 13 trong top 24 ngôi sao mùa giải ấy. Thế nhưng lại khán giả và truyền thông lại chẳng ai chú ý họ đúng với thực lực ngôi sao mà họ đang nắm giữ cả, toàn bộ ánh mắt khi nhắc đến Luân Hồi đã tập trung trên người đội trưởng hết cả rồi. Vậy chẳng phải rất giống với việc mọi người tập trung vào 4 đại thần Bá Đồ mà không hề thắc mắc vì sao 1 tân binh lại vượt trên bao nhiêu cao thủ trong giới để được đứng chung sân khấu với những đại thần cao cao tại thượng kia sao?
5. Về lộ trình vòng chung kết của 2 chiến đội:
- Bá Đồ: Tứ kết gặp Bách Hoa, Bán kết gặp Vi Thảo, Chung kết gặp Luân Hồi
- Luân Hồi: Tứ kết gặp Hư Không, Bán kết gặp Hô Khiếu, Chung kết gặp Bá Đồ
Dẫu biết rằng đã vào được vòng chung kết thì đó là sẽ nỗ lực, cũng như là thực lực của 8 chiến đội mạnh nhất của toàn Liên Minh đã được kiểm chứng qua suốt 32 vòng đấu bảng. Thế nhưng theo góc độ cá nhân mà mình thấy, thì đối thủ của Bá Đồ có phần nặng kí hơn so với Luân Hồi là điều khó phủ nhận.
Mình sẽ cùng dạo sơ qua đối thủ của cả 2 chiến đội này. Bắt đầu với Bá Đồ trước nhé:
  • Bách Hoa: 1 trong những chiến đội cũng vừa thay da đổi thịt của mùa này. Khi mà không chỉ chủ lực Trương Giai Lạc đầu quân cho Bá Đồ, mà họ cùng từ bỏ đi nhân vật biểu tượng của mình là Bách Hoa Liễu Loạn. Để rồi hồi sinh cựu đệ nhất kiếm sĩ Lạc Hoa Lang Tạ dưới sự điều khiển của đệ nhất cuồng kiếm thế hệ mới – Vu Phong. Chiến đấu bên cạnh Vu đội là Trâu Viễn và Hoa Phồn Tự Cẩm mới được build riêng dựa trên phong cách chơi của tuyển thủ này. Tuy rằng mùa 9, tân Bách Hoa cũng khá chật vật ở đầu mùa giải, đến nửa sau mới càng đánh càng tìm được cảm giác và rồi vừa đón lấy chuyến đò cuối cùng để tiến vào vòng chung kết. Có lẻ vì sự hợp rơ được tăng cường ở nửa mùa sau, mà cũng có thể là vì muốn chứng minh rằng bản thân họ có thể vượt qua được cái bóng của cựu công thần đang hướng súng chĩa bom ở bên kia chiến tuyến, thế là tân Bách Hoa đã thể hiện vượt trình trong lượt về và kéo Bá Đồ qua đến trận thứ 3 mới có thể phân thắng bại.
  • Vi Thảo: phải nói rằng đây là 1 đối thủ cực kì nặng ký, 1 trong những ứng cử viên cực kỳ xứng đáng để cạnh tranh chức vô địch của mùa giải này! Dẫn đầu là 1 trong những tuyển thủ thuộc hàng đỉnh cấp của Vinh Quang – Đội trưởng Vương Kiệt Hi. Đối phó đương nhiệm cũng vừa chính thức lọt vào đội hình ngôi sao và chính thức ngồi lên chiếc ghế đệ nhất Kỵ sĩ – Hứa Bân. Tiếp theo là người kế nhiệm cương vị và nhân vật át chủ bài tương lai của chiến đội Vi Thảo, thiên tài trẻ tuổi Cao Anh Kiệt. No.4 của Vi Thảo cũng là 1 thiên tài khác – Thiên tài tốc độ tay Lưu Tiểu Biệt. Cuối cùng là vị trí trị liệu mà bất kì nhà nào cũng có. Thế nhưng vị trí trị liệu ở Vi Thảo lại có 1 ý nghĩa khá đặc biệt. Khi mà tuyển thủ duy nhất trong lịch sử Vinh Quang được phong là Thần trị liệu (danh hiệu cao nhất của mục sư mà mình đã đề cập trước đó) chính là cựu đại thần nhà Vi Thảo – Phương Sĩ Khiêm. Còn ở Viên Bách Thanh, mục sư đương nhiệm, thì vốn không có gì để nói bởi cái nghề trị liệu đã quá đại trà. Thế nhưng lại chính vào trận bán kết quan trọng với chiến đội Bá Đồ. Viên Bách Thanh lại tái hiện được hình ảnh của Thần trị liệu nhà mình. Để rồi trở thành điểm sáng đặc biệt khiến Bá Đồ thất bại ở trận lượt đi và tiếp tục kéo Bá Đồ qua trận thứ 3 để quyết định chiếc vé dự trận chung kết cuối cùng.
  • Luân Hồi: chỉ 4 chữ “đương kim vô địch” đã đủ nói lại sự đáng gờm của chiến đội này. Bởi đây là đối thủ chính trong bài viết nên mình sẽ không quá dài dòng ở đây. Thế nhưng trong trận chung kết mùa 9 với Bá Đồ, đây cũng là chiến đội cũng phải nếm mùi thất bại trước gót sắt của Tứ đại thiên vương của Bá Đồ, để rồi đến lượt trận thứ 3 mới có thể chiến thắng những lão tướng và bảo vệ thành công ngôi vương.
Về đối thủ của Luân Hồi:
  • Hư Không: Chiến đội sở hữu cả đệ nhất và đệ nhị Quỷ trận là Lý Hiên và Ngô Vũ Sách, với chiến thuật Song quỷ làm nền móng mà trở thành 1 trong những khách quen của vòng chung kết Vinh Quang. Có thể nói, Hư Không là một trong những đội mạnh của Vinh Quang. Nhưng thật sự thì trừ 2 vị đệ nhất và đệ nhị song quỷ ra thì mình không thể tìm điểm gì đặc biệt khác để phân tích về chiến đội này. Thế rồi họ bị Luân Hồi dễ dàng lót lá tiễn đưa chỉ bằng 2 lượt trận.
  • Hô Khiếu: Với sự trỗi dậy mạnh mẽ của tân đại thần thế hệ mới – Đường Hạo, trực tiếp đẩy Lâm Kính Ngôn sang Bá Đồ để tiếp nhận nhân vật đệ nhất lưu manh Đường Tam Đả. Cánh tay phải của tân đội trưởng Hô Khiếu là tân binh xuất sắc nhất mùa 8 – Triệu Vũ Triết. Hai chủ lực trẻ tuổi này vốn không hề để tâm lối chơi “zâm” cố hữu của Hô Khiếu từ xưa đến nay vào mắt. Vậy nên đội phó Phương Duệ, aka Thành Zâm, aka đệ nhất Đạo tặc, aka Tay phải hoàng kim đã phải lùi về làm vai phụ. Cùng với đó là những thành viên vốn cũng đã quen với hệ thống chiến thuật “zâm” làm gốc rễ. Vậy nên dẫn đến sự thiếu liên kết với át chủ bài là khó thể tránh khỏi. Và bị bức tường vững chãi như Luân Hồi lót dễ dàng lót lá tiễn đưa tập 2 ra sân bay sau 2 lượt trận chiến bại lại càng dễ hiểu.
  • Bá Đồ: Với những bổ sung nhân lực cực kì chất lượng, kẻ thách thức ngai vua với tinh thần “quyết tử cho quán quân quyết sinh”. Thế rồi Luân Hồi ăn đấm của Quyền hoàng mà ngã ngựa ở trận lượt đi. Nhưng may mắn sao lại tìm được bí kíp níu cái lưng quần Bá Đồ ở trận lượt về. Kéo mấy ông già sang tới trận thứ 3 để chơi nhây chơi nhớt. Bào cho mấy ổng chưa kịp nạp đủ ô xi thì dứt điểm rồi bước lên trên ngai vua trong sự tiếc thương và đả đảo của con dân Bá Đồ.
6/ Vấn đề thể lực:
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của những lão tướng Bá Đồ mà Ba Bướm đã nói rất chi tiết trong truyện rồi. Thế nên mình mới xếp vào cuối cùng và thể hiện thêm 1 số quan điểm cá nhân của bản thân ha:
Đối với mình thì vấn đề thể lực của Bá Đồ bị tác động bởi 2 nguyên nhân, những nguyên nhân này mình đã cố tình viết ở trên rồi:
  • Nguyên nhân đầu tiên là về lối chơi của tuyển thủ: Với các bạn fan Bá Đồ thì càng hiểu rõ về lối chơi của đội trưởng nhà mình rồi. Anh luôn bước vào trận với 1 tâm lý rất “chiến”, quyết tiến chứ không lùi nửa bước. Về đối với góc nhìn cá nhân mà nói, đây là một lối chơi cực kì tiêu hao thể lực, khi mà tuổi tác của Hàn Văn Thanh cho đến mùa giải này cũng đã rất lớn rồi. Theo mình nhớ thì lần đầu tiên Hàn Văn Thanh được nhắc đến trong truyện là khi anh đang luyện tập trên phần mềm. Khi đến bước cuối cùng là nhảy lên đá, dẫu biết là không còn kịp nhưng anh vẫn nhảy, để rồi cuối cùng bị rơi xuống và thất bại. Trong thực chiến anh cũng sẽ giữ 1 thái độ như lần luyện tập khi ấy vậy, mãi mãi tiến lên, mãi mãi tấn công. Và cũng chính vì giữ lối chơi đó nên anh sẽ luôn là người đầu tiên của hàng ngũ trực tiếp lao vào thế tấn công của team bạn. Vì thế mà sẽ cần nhiều thao tác hơn để xử lý các vấn đề hơn. Và điều đó cũng sẽ đẩy nhịp độ và tiết tấu của anh luôn ở trạng thái cao nhất.
  • Tiếp theo cũng là một lão tướng khác đã xuất hiện từ mùa 2 – Trương Giai Lạc. Đấu pháp Bách Hoa của anh vô tình chung cũng là đấu pháp cần nhiều thao tác nhất. Bởi để ra được chữ “Bách” (trăm) thì ta cũng đã có thể hình dung được tần xuất sử dụng chiêu rồi. Nhưng nếu chỉ cần ném nhiều, ném đại thì đây chẳng phải là một trong những kĩ thuật dễ thật hiện nhất rồi sao? Thế nên bên cạnh “Bách” còn là “Hoa”, tức là phải đẹp, phải tinh tế và đạt tính thẩm mĩ nhất định. “Hoa” phải được gieo đúng nơi và nở đúng chỗ thì “Bách Hoa” mới trở thành 1 trong những đấu pháp thượng thừa. Vậy nên để đảm bảo được cả 2 yếu tố đó thì Trương Giai Lạc đã phải tập trung và thực hiện tần suất rất cao là vì thế!
  • Cùng đến với một lão tướng khác là cựu đệ nhất Lưu manh – Lâm Kính Ngôn. Khi nhắc về tuyển thủ này, mình luôn nghĩ đến trường hợp của Nguỵ Sâm. Họ từng là những “thiếu niên thần thánh”, đều được đánh giá là đại thân. Nhưng cuối cùng đều bị hậu bối “lấy hạ khắc thượng” để rồi bước đến sát bờ vực giải nghệ. Thế rồi được 1 trong những đại thần đỉnh cấp nhất Vinh Quang đưa tay mời về để đốt cháy niềm đam mê thêm 1 lần nữa. Và ở Nguỵ Sâm, tuổi thuộc hàng lão cố nên chỉ ra sân vọn vẹn vài trận đếm được trên đầu ngón tay, nhưng ta vẫn có thể thấy việc trượt trạng thái ảnh hưởng khả năng phát huy của cựu đại thần này mạnh đến mức nào. Dù luận về trick hay chơi zâm thì ổng cũng không thua gì ai. Và Lâm Kính Ngôn có lẽ vì trẻ tuổi hơn nên vẫn còn được trao cơ hội lên sân thường xuyên. Nhưng việc anh xuống dốc nhanh hơn hẳn 3 người trong “Tứ đại thiên vương” là điều có thể nhìn thấy rõ, dù rằng khi về Bá Đồ anh đã lùi xuống 1 bước để làm hậu phương, thi đấu bằng trick nhiều hơn là độ thao tác như người trẻ. Nhưng thứ mà anh dùng để cover lại là ánh sáng Bách Hoa của đồng đội. Với thể loại game sử dụng góc nhìn số 1 sinh động như Vinh Quang, cùng với âm thanh không kém phần chân thật. Bạn hãy thử tưởng tượng rằng đeo kính 3D rồi coi mấy phim chiến tranh, bom giật đùng đùng cùng với ánh sáng và âm thanh suốt 20 30p đồng hồ xem. Dù ngồi không để xem thôi nhưng mình dám chắc là ngâm mình trong mưa bom bão đạn theo nghĩa đen như kiểu Lâm Kính Ngôn nhà ta thì thanh mana đã nghèo nàn của ổng cũng phải tuốt dốc không phanh như thanh mana của ông nội ném bom phía trên các bác ạ!
  • Cuối cùng là Trương Tân Kiệt. Là 1 thành viên của “Thế hệ Hoàng kim” nên Trương Tân Kiệt vẫn còn hơi sớm để bị liệt vào hàng ngũ lão tướng. Vậy nên đây cũng là thành viên duy nhất trong F4 ít gặp trở ngại về thể lực. Tuy nhiên, mục sư luôn là nghề đòi hỏi khả năng tập trung cao, quan sát rộng và phán đoán chính xác trong đầu trường chuyên nghiệp khắc nghiệt. Và ở trong một đội hình lấy tấn công và mãi tấn công làm gốc như Bá Đồ thì kỹ năng kiểm soát thanh máu của mục sư lại càng tăng thêm 1 bậc là điều tất yếu. Nhưng vai trò của Trương phó đâu chỉ dừng ở việc trị liệu! Anh còn phải luôn luôn quan sát đồng đội để kịp thời điều trị thì anh còn luôn phải chăm chú quan sát hành tung của đối phương để đưa ra chiến thuật cho toàn đội. Và tới mùa 9 thì vẫn còn luật cấm chat voice nên anh vừa phải thao tác việc hồi máu, và còn vừa phải kiêm thêm nhiệm vụ type chiến thuật cho đội. Chưa kể đây còn là 1 người cực kỳ nghiêm cẩn nữa, thế nên kênh chiến thuật nhà Bá Đồ sẽ luôn đảm bảo sự chi tiết và chính xác đến từng ô vị trí.
  • Nguyên nhân thứ 2 là về lộ trình thi đấu: Bằng 1 cách diệu kỳ mà đối thủ trong trận Tứ kết và Bán kết của Bá Đồ có thể chiến thắng 1 lượt trận, trên hành trình ấy còn gặp phải 1 đối thủ ở đẳng cấp cựu quán quân là Vi Thảo. Qua đó kéo dài chặn đường của Bá Đồ thêm phần gian nan so với đối thủ cuối cùng là Luân Hồi. Nếu tình luôn 3 trận đánh với Luân Hồi thì số trận mà Bá Đồ phải đánh đã lên tới con số 9, trong khi Luân Hồi chỉ cần đánh 7 trận.
  • Nói như vầy để dễ dung, chặng đường đến quán quân của 2 đội là cuộc thi Marathon và được chia làm 9 đoạn bằng nhau. Bá Đồ như 1 anh zai gần đến tuổi trung niên phải chạy đều, chạy liên tục suất cả 8 đoạn không nghỉ. Trong khi đó zai trẻ Luân Hồi cứ chạy 2 đoạn là lại bắt taxi đi 1 đoạn, chạy mới thêm 2 đoạn là lại bắt Grab đi thêm 1 chuyến, cứ vậy mà chạy đến đoạn thứ 8 cùng Luân Hồi. Xong lúc cả 2 cùng chạy đến đoạn 9 để về đích thì zai trẻ bắt đầu chơi mẹo, nó khoe thể lực rồi bắt zai Bá Đồ chạy đường vòng cùng mình. Thế nhưng Bá Đồ xưa nay vốn nổi danh là liêm khiết nên cũng oke rồi bị Luân Hồi dắt chạy theo, đến khi thể lực dần cạn thì thằng ku trẻ tăng tốc vượt mặt về đích luôn. Thế là nó ẳm Cup!
Như vậy có thể thấy, Bá Đồ mạnh, rất mạnh. Chỉ là đến chặng đường cuối cùng, bọ bị mấy đứa trẻ Luân Hồi chơi mẹo mà thôi!
Giỡn thôi nha! Bá Đồ đúng là đã chiến đấu hết mình để xứng với 2 chữ “hảo hán”. Dẫu đang thắng lợi cũng không chủ quan, khi ở thế thua cũng không hề chùn bước mảy may hay oán trách bất kỳ điều gì. Cứ ngược dòng mà tiến, đấm hết tất cả mà đi! Thế nhưng ta cũng không thể vì yêu mến 1 ai mà phủ nhận thành quả có được bằng sự nỗ lực của họ được. Đó là sự tôn trọng to lớn nhất mà “hảo hán” giành cho “hảo hán”, đồng thời cũng là giành cho chính bản thân mình vì đã cố gắng hết mình trên hành trình này. Đó mới là tinh thần của đội trưởng Hàn Văn Thanh và Bá Đồ!
Giống như khi Diệp Tu được Trần Quả hỏi: Ai sẽ xứng đáng giành quán quân, thì anh cũng đã trả lời “Đi được đến đây rồi thì ai cũng xứng đáng. Không có gì là bất ngờ”. Đúng vậy! Bá Đồ thắng cũng xứng đáng. Mà Luân Hồi thắng thì cũng không thể phủ nhận sức mạnh của họ. Chẳng phải vì không thể đoán trước được kết quả trước khi tiếng còi chung cuộc vang lên mà ta mới đem lòng yêu mến thể thao, yêu mến Vinh Quang hay sao?
Cmt rất hay. Dù mình là một đứa fan Luân Hồi nhưng thật sự rất thích đọc bài phân tích này dưới góc nhìn của Bá Đồ hơn là Luân Hồi.


Cơ mà mình thích chi tiết bạn phân tích về Tiểu Chu ở trận CK mùa 9 khi chọn lao lên khi cậu Giang còn đang load não ghê... Thực ra với mình đầu não chiến thuật của Luân Hồi không hẳn là Giang mà là Giang cùng Chu mới đúng, Chu sẽ là người đề xuất dẫn dắt, Giang sẽ là người "thông dịch viên" Và hoàn thiện hỗ trợ những điều Chu muốn làm và Luân Hồi phải làm. Nói chung là Chu nó vừa có cả kỹ thuật điêu luỵên lẫn khả năng phán đoán cực kỳ đỉnh nên mới nhiễm nhiên trở thành Thươnh Vương dù Thương Hệ có lượng đại thần đông dã man như con ngang.

Ừm mình chỉnh lại xíu xíu post của bạn ở vài chỗ là Tôn Triết Bình giải nghệ từ giữa mùa 5 lận á, ko phải mùa 7 đâu. Lạc gánh Bách Hoa từ nửa sau mùa 5 tới hết mùa 7 luôn, tức là hai trận Ck mùa 5 và 7 vốn không có bóng dáng của Tôn Triết Bình rồi.

Với cả Lâm Kính Ngôn tuy ra mắt mùa 2 như Trương Giai Lạc nhưng ổng sinh năm 1996 ngang với Hàn Văn Thanh và lớn hơn Trương Giai Lạc sinh năm 1998 á.
 

Koon

Gà con lon ton
Bình luận
3
Số lượt thích
5
#7
Cmt rất hay. Dù mình là một đứa fan Luân Hồi nhưng thật sự rất thích đọc bài phân tích này dưới góc nhìn của Bá Đồ hơn là Luân Hồi.


Cơ mà mình thích chi tiết bạn phân tích về Tiểu Chu ở trận CK mùa 9 khi chọn lao lên khi cậu Giang còn đang load não ghê... Thực ra với mình đầu não chiến thuật của Luân Hồi không hẳn là Giang mà là Giang cùng Chu mới đúng, Chu sẽ là người đề xuất dẫn dắt, Giang sẽ là người "thông dịch viên" Và hoàn thiện hỗ trợ những điều Chu muốn làm và Luân Hồi phải làm. Nói chung là Chu nó vừa có cả kỹ thuật điêu luỵên lẫn khả năng phán đoán cực kỳ đỉnh nên mới nhiễm nhiên trở thành Thươnh Vương dù Thương Hệ có lượng đại thần đông dã man như con ngang.

Ừm mình chỉnh lại xíu xíu post của bạn ở vài chỗ là Tôn Triết Bình giải nghệ từ giữa mùa 5 lận á, ko phải mùa 7 đâu. Lạc gánh Bách Hoa từ nửa sau mùa 5 tới hết mùa 7 luôn, tức là hai trận Ck mùa 5 và 7 vốn không có bóng dáng của Tôn Triết Bình rồi.

Với cả Lâm Kính Ngôn tuy ra mắt mùa 2 như Trương Giai Lạc nhưng ổng sinh năm 1996 ngang với Hàn Văn Thanh và lớn hơn Trương Giai Lạc sinh năm 1998 á.
Cảm ơn những góp ý của bạn nha. Chỗ thông tin Tôn Triết Bình với Lâm Kính Ngôn mình chưa check kỹ lại nên có sai sót thiệt hehe.
 

Đỗ Tiểu Bạch

Lure like như hack
Bình luận
1,049
Số lượt thích
4,053
Location
Nằm vùng ở Luân Hồi
Team
Lam Vũ
#8
Bình luận trên fanpage:

Cáp Trọng Điệp: Diệp Tu mà đánh 100% dùng tốc độ tay 7xx ở trận đầu solo đầu tiên thì Chu Trạch Khải, Hoàng Thiếu, Tôn Trường,... Có thể kéo đc bao nhiêu máu của Quân Mạc Tiếu nhỉ

>Hoàng Thiếu Thiên:hên xui đánh với đường hạo chưa đấy đến apm 4-500 đã mệt xụi lơ nữa là đánh với đám hoàng thiếu thiên chu trạch khải lụi sẩy tay phát đi luôn

(hình như là có ai đã nói gì đó đại loại kiểu Chu Trạch Khải lôi đài sẽ thua Đường Hạo, nhưng đã xoá bình luận)

>Hoàng Thiếu Thiên: thế vinh quang đệ nhất nhân đâu rồi?! Tiêu chuẩn trình độ đường hạo cấp đại thần ai cũng công nhận nhưng nếu đánh các loại map địa hình thì khó có cửa với bọn đại thần kia lắm

>Hạ Giữa Trời Hoa: Nào nào nào, nếu xét thắng thua trong một trận đấu solo chỉ dựa vào tầm đánh của chức nghiệp có hơi nhanh quá không? Chu Trạch Khải là đệ nhất nhân là điều không thể bàn cãi cơ mà.
Đúng là Thiện Xạ là nghề tay dài nhưng Chu Trạch Khải là nhân vật được đặc biệt nhắc tới nhiều lần với kỹ năng "Súng cận chiến" từ bốn bước xuống gần như thành 0 bước trong trận đấu với Diệp Tu hồi CK. Thiện Xạ bị áp sát bởi Tán Nhân vốn là skill gì cũng có mà chẳng hề chịu yếu thế, ngay cả khi nhân cơ hội thoát khỏi công kích mà còn kịp có khả năng quay lại dùng HP mình mất đổi HP của đối thủ.
Trước đó nữa, Chu Trạch Khải từng đối đầu với Vu Phong cầm hẳn Cuồng Kiếm Sĩ, Đặng Phục Thăng cầm Kỵ Sĩ cũng chưa từng tỏ ra yếu thế. Nên nhớ là khi này cả Vu Phong và Đặng Phục Thăng đang đều là đệ nhất nghề nhé. Kỵ Sĩ nó là tanker thì k nói, chứ cái nghề bán máu cường công như Cuồng Kiếm Sĩ mà còn không áp chế nổi Chu Trạch Khải thì Lưu Manh vốn là chức nghiệp không hoàn toàn là cận chiến và áp lực cũng không bằng thì làm gì có chuyện 10 trận Đường Hạo ăn đủ 10 trận được?
Chưa kể tới vấn đề Chu nó hoàn toàn có thể duy trì khoản cách và chơi trò thả diều nhờ ưu thế chức nghiệp nhé. Cậu Chu Trạch Khải không chỉ có mỗi kỹ năng cao đâu, khả năng quan sát và nhận biết tình hình của cậu hơi bị cao đấy. Điển hình nhất là trong trận CK mùa 9, khi Giang Ba Đào còn đang quan sát và chưa kịp nhận ra tình hình của Bá Đồ thì Chu đã lập tức lao lên rồi.
Ở dưới là đoạn trích Chu Trạch Khải vs Vu Phong trong trận lôi đài CK mùa 8 đấy :))))). Một đứa tay dài solo với một đứa tay ngắn mà vẫn thắng áp đảo là như thế này này.
Chính văn xác nhận là không thiếu tuyển thủ từng áp sát tấn công Nhất Thương Xuyên Vân - một Thiện Xạ - chức nghiệp vốn sợ cận chiến nhưng kết quả vẫn là trở thành oan hồn dưới họng súng đấy. :))))))
Nào bạn ơi, rồi cậu Chu không biết điều khiển né hay sao ha, tính 100% tỉ lệ dùng skill của Đường Hạo dính tuốt hả bạn?~ Map võ đài đúng là không gian hẹp hơn, không có địa hình phụ trợ nhưng mà điều đó đâu có nghĩa Đường Hạo cứ lao lên auto ra chiêu đúng và auto là thắng? Cậu Chu hoàn toàn có thể dùng Áp Súng đẩy Đường Hạo lên cao vào trạng thái không thể xoay xở được. Chu nó thừa biết cận chiến không phải lợi thế của nó nên thường nếu không vào trại thái nó chắc thắng và lợi thế thì nó vẫn sẽ tránh (trận với Diệp). Nhưng điều đó không có nghĩa là cứ gặp cận chiến là nó thua, skill Lưu Manh tính ra có vài cái có hiệu ứng khống chế mà mỗi cái kéo dài vài giây dù spam liên tục cũng tới lúc hồi chiêu không kịp. Làm gì có chuyện Lưu Manh có thể Cc tới chết một nhân vật cấp thần như Nhất Thương Xuyên Vân? Thứ nhất là bộ kit của Lưu Manh cc không quá nhiều, thứ hai là trang bị nhân vật. Chưa kể trong các chiêu cc ấy Ném Cát và Cục Gạch (nếu không trúng ót mục tiêu) thì vẫn là gacha 50% cc. Giờ bạn lấy cho mình cái ví dụ cụ thể rằng cứ chỉ cần 70% HP là Đường Hạo cầm Lưu Manh ăn Chu Trạch Khải 100% cầm Thiện Xạ cái nào?

> Hoàng Thiếu Thiên: diệp đẩy hết sức đánh hạo ko phải vì sẩy tay phát thua ngay. Mà còn là áp chế sĩ khí. Ông kia nghĩ sẩy tay phát ăn tu ngay á.
đến đường hạo ko tin rằng có ai combo hoàn hảo mãi đc vì nó ko làm đc hở ra cơ hội m thấy chu hàn hoàng vương nó có nắm đc ko?! Vinh quang đệ nhất nhân ko phải trò đùa ảo ít thôi

>Hạ Giữa Trời Hoa:
Mình chơi game chục năm rồi bạn à, cái nguyên tắc tay dài tay ngắn mình thừa biết vì mình là đứa chỉ chơi hệ tay dài đây =)))). Nhưng mà chúng ta đang nói về Toàn Chức Cao Thủ, về game Vinh Quang. Trong truyện rõ ràng Chu Trạch Khải đã được đề cập tới là từng gặp vị trí áp sát rồi nhưng nó vẫn thắng, không lẽ mình lại mắng tác giả không biết chơi game?

Với cả nói câu này hơi phũ vs Hoàng và Lam Vũ dù mình rất thích mấy đứa nhỏ. Hoàng còn là đứa mình thích nhất TCCT. CK mùa 8, trận lôi đài đầu tiên Chu Trạch Khải áp súng làm Vu Phong không xoay sở được, đoàn đội Dụ Văn Châu tiếp tục Chu Trạch Khải áp súng lên cao rồi cả đám nhỏ LH focus chết Dụ không kịp trở tay luôn đấy Bạn dám tự tin bảo rằng Đệ nhất Cuồng Kiếm Vu Phong nổi tiếng với lối đánh cẩn thận lấy thủ bù công, và Dụ Văn Châu - 1 trong F4 chiến thuật của LM là ngu ko?

Mới lết đi đọc lại chính văn trận Diệp solo Chu ở Lôi Đài mà Diệp đã dùng skill Húc Đầu Lưu Manh để áp chế Chu Trạch Khải.
Chà không biết bạn có quên hay không nhưng lý do Chu bị Diệp khống chế là vì đã tính sai khoản cách khi Diệp dùng Đâm Xung Kích ( skill của Cuồng Kiếm) vì vũ khí của Diệp rút kiếm ra từ Ô Thiên Cơ vốn là Thái đao của Quỷ Kiếm nhưng đó chỉ là chiêu lừa cho đến khi ổng chuyển thành Đại KiếmKiếm khiến Chu không ngờ Diệp lại đổi sang dùng skill Cuồng Kiếm mà tính sai cự ly mới ăn đòn.
Sau khi ăn đòn, cái "càn chết" Mà Diệp đối với Chu mà bạn nói là khi Chu đã dùng Tập Kích Gối để thóat khỏi khống chế. Nhưng lúc này Diệp mới dùng skill của Nhu Đạo quật Chu rồi liên tục là một chuỗi combo không ngừng nghỉ, đúng kiểu dùng được cái nào thì dùng, tận dụng tối đa ưu thế dùng được skill toàn bộ chức nghiệp của Tán nhân bào máu của Chu.
Giờ đặt câu hỏi là Đường Tam Đả của Đường Hạo có thể làm được những điều này không mà khống chế Chu tới mức không phản khán được gì?
Lưu Manh chứ có phải Tán Nhân đâu 🐸

Cái Hoàng nói là mặt lý thuyết tuyển thủ chuyên nghiệp thì trình họ phải rất cao, ko thể nào như con gà trong game bị mấy đại thần xoay như chong chóng được. Nhưng vốn dĩ Chu nó là đứa dùng trình cá nhân để phá bỏ cả quy tắc của VQ, cái này trong chính văn có nói luôn rồi.

> Phạm Trúc Chi: Quên chính văn thì nhắc cho nhớ đây nè. Trận Bá Đồ vs Hưng Hân ở bán kết, Bá Đồ cũng chọn map võ đài đấy. Kết quả là một Thiện Xạ như Tần Mục Vân vẫn thả diều chết được Mạc Phàm vốn là Ninja có tầm đánh trung cùng một đống chiêu thức quấy nhiễu và cả cc đấy. Nếu bảo trình độ Mạc không lên đệ nhất nghề được như Đường Hạo thì cũng nên nhớ Chu Trạch Khải với phần còn lại của Thiện Xạ liên minh cũng là khoản cách không hề ngắn đâu nhớ ~.
Hẳn là Solo võ đài 10 trận Chu Trạch Khải thua Đường Hạo đủ 10.


Triệu Đắc Khôi:
Công nhận là trong 4 bậc thầy chiến thuật thì Trương Tân Kiệt ít để lại ấn tượng gì nhất 🥲 Kiểu cái duy nhất về dấu ấn chiến thuật của Trương Tân Kiệt là chắc chắn, team toàn mấy anh già lối đánh kín kẽ không có sơ hở, mà đối phương muốn dùng chiến thuật cũng rất khó (trận bán kết lượt đi đấm Hưng Hân đúng kiểu bóp nghẹt không cựa quậy được), nhưng đứng trước đối thủ out trình về tay to thì hình như không thực sự làm được gì nhiều. Lão Diệp thì khỏi nói r, Tiêu Thời Khâm thậm chí là điển hình của dùng chiến thuật gánh cả team underdog 1v9, ngay Dụ Văn Châu cũng lấy não bù apm, mà lúc Bá Đồ gặp khó thì đó giờ cả team chỉ có thể nhìn về phía Hàn lão hổ chứ ko nhớ có trận nào Trương Tân Kiệt dùng chiến thuật đột phá cả.
Cái này cũng phải thông cảm ở chỗ ổng là btct duy nhất không phải hạch tâm của team + chơi class hỗ trợ, nhưng mà ít ấn tượng thì vẫn là ít ấn tượng 🥲 Vai trò của Trương Tân Kiệt ở Bá Đồ coi bộ gần với Giang Ba Đào hơn là 3 ông kia, t nói chung cũng nhớ đến ổng với tư cách trị liệu số 1 nhiều hơn là bậc thầy chiến thuật.

Lupin Nguyễn:
Trương Tân Kiệt thuộc nhóm ng cẩn thận, muốn an toàn tuyệt đối. Nên nhớ thể lực của đám Bá Đồ là ko theo nổi (hãy xem chung kết mùa 10, trẻ khỏe như Phương Duệ đột phá hơn 10p cũng ko chơi nổi 2 trận). Vì vậy TTK chọn cách đánh chậm đỡ tiêu hao thể lực lão tướng; nếu gan hơn phóng tay giáp lá cà, chỉ cần Luân Hồi thủ đc khi đó thì về sau Bá Đồ cũng thua do trượt trạng thái.

Triệu Đắc Khôi
cái trận duy nhất t thấy ảo ma là chung kết Hưng Hân đấm Luân Hồi ná thở trên sân khách nhưng lại thua ở sân nhà, làm không hiểu trận lượt đi các ae choke lòi mắt hay là trận lượt về đánh như lên đồng vậy 🥲 kiểu cái lợi thế sân nhà được chọn map nó lớn lắm ấy, wtf mấy bạn làm thế nào tự thua nát bét trên chính map mình chọn nhưng lại đoạt hết lợi thế trên map đối thủ chọn vậy

>Lâm Ngọc Khánh: tui nhớ sau đoạn sân nhà HH có nói là do HH bị "high" quá sau khi thắng Lam Vũ với Bá Đồ á. Với lại trận nào khi đánh với 2 đội này cũng dốc sức quá trời mà bên HH lại ko ổn định bằng LH nên HH ko được điểm rơi phong độ tốt khi đấu hiệp 1 á

>Lê Trọng Tiến
Nói buff bẩn phải nói tới trận Hưng Hân vs Luân Hồi mùa 10 trận ck ấy.Khi mà chỉ còn Diệp Tu vs Tôn Tường và Chu Trạch Khải,cho dù DT là đại thần nhưng 2 tên kia cũng tiệm cần thần cmnr.Vả lại khi HH thắng Gia Thế lúc ấy TT chỉ có 1 mình vs 2,DT có bảo liên minh ko phải trò chơi 1 người.Vì sao mình bảo buff bẩn DT vì từ mùa 4 trở đi dù Gia Thế có thêm Mộc Vũ Tranh Phong vẫn chìm nổi mãi.
Phương Duệ gọi đỉnh cấp thì chưa hẳn,hắn khó chịu vì vừa đổi nghề với khí công mà chơi zdam nên dân chúng chưa quen(cái này khắc chế tân binh ko đủ bản lĩnh thì đc,chứ Tôn Tường với Chu Trạch Khải còn lạ gì).Hồi xuân thì có thể nhưng mà hơi mâu thuẫn với câu nói của hắn hồi vòng loại.

>>Yuh Nart: mùa 4 tới 7 mới có diệp thu mùa 8 là diệp thu giải nghệ r. Vs cả gia thế mùa 4-7 tuyển thủ là người từ lò của gia thế ra chuyên nghiệp có đào tạo chứ ko phải cao thủ quán nét. Vấn đề của gia thế là ko có sự ăn ý giữa 5 người. Bạn chơi game 5 người mà 2 đứa chơi game 3 đứa ngắm cảnh thì bạn win kiểu j, còn diệp tu thì mùa 10 già nma ổng đc đánh vs người mà nghe lời ổng biết phối hợp vẫn hơn là đánh vs 3 cái mic
 

Đỗ Tiểu Bạch

Lure like như hack
Bình luận
1,049
Số lượt thích
4,053
Location
Nằm vùng ở Luân Hồi
Team
Lam Vũ
#9
Cảm ơn hai bạn cộng tác viên đã viết hai bài phân tích xuất sắc vượt quá sức tưởng tượng. Sự kiện này sẽ không diễn ra nếu không có hai bạn, không phải khách sáo vì thật sự đã suýt huỷ nó đêm trước khi liên lạc với các bạn. Rất quý năng lượng của hai bạn và rất vui khi được làm việc chung với nhau, chân thành hơn Phương Duệ luôn. Nghe cả hai người nói sẽ tiếp tục theo mảng phân tích, nên hẹn gặp lại ở những bài tiếp theo.

Không biết chính chủ rồi có đọc được ko, nhưng vẫn gửi lời cảm ơn cá nhân đến hai anh chị nhà Hoa về những góp ý và giải đáp thắc mắc dành cho những nội dung trong đây (và nội dung ngoài đây) không ngại phiền hà xuyên suốt nhiều tháng. Hai người có một sự kiên nhẫn phi thường và sự hào phóng hơn cả thế. Dù luôn miệng bảo mình rời TC lâu rồi nhưng đây sẽ chứng minh cho tầm ảnh hưởng của anh chị sẽ không dừng lại.
 
Số lượt thích: Koon

Bình luận bằng Facebook