- Bình luận
- 5
- Số lượt thích
- 9
Trong chính văn Tcct, hình ảnh HLV nổi bật nhất trong mắt độc giả chắc chắn là Trương Ích Vỹ - HLV của chiến đội Huyền Kỳ. Tác giả đã miêu tả hình ảnh hắn ta là một người mưu mô, quỷ kế đa đoan khi có ý đồ cho Hưng Hân out giải sớm bằng cách chỉ đạo học trò đánh như bán độ trận gặp Cò Chứng Khoán. Kết cục cuối cùng là Huyền Kỳ khăn gói về gaming house sau khi bị Hưng Hân dập cho tơi bời. Ngay cả Liên Minh cũng không công nhận vai trò HLV này, chiến đội có hay không tùy thích nhưng Liên Minh sẽ không có chế độ nào cho HLV. Và thêm một điều nữa là những tuyển thủ được miêu tả quá toàn năng, từ thi đấu đến am hiểu nghiên cứu đối thủ, đến đưa ra ý kiến phát triển trang bị bạc. Từ đó làm cho cái role HLV dường như thừa thãi.
Nhưng có thực sự là như vậy không? Chính văn của truyện không nhắc nhiều đến câu chuyện hậu trường, quá trình chuẩn bị của các đội vừa và yếu. Hư không hay Hô Khiếu may ra còn có đôi ba chap chứ các đội như Chiêu Hoa, Hạ Vũ, Khinh Tài (cái đội mà đến tác giả còn quên) thì tuyệt nhiên chẳng có mấy thông tin. Nhưng dựa trên thứ hạng trên bxh của họ thì chúng ta cũng có thể mường tượng được đại khái trình độ của các tuyển thủ trong đội. Bài viết này sẽ chia ra làm 3 phần, vai trò của HLV của các đội thuộc nhóm đáy xã hội, nhóm cạnh tranh vé playoffs, và nhóm mạnh vờ cờ lờ tranh chức vô địch. Tùy vào mục tiêu và tiềm lực của mỗi đội thì HLV sẽ có nhiệm vụ khác nhau.
Đầu tiên là các đội thuộc nhóm đáy xã hội với mục tiêu giữ ghế, trừ Nghĩa Trảm, vì đội này đánh vì đam mê, thuê HLV về thì cũng không có tiếng nói bằng ông chủ Lâu Quan Ninh. Với các đội thuộc nhóm này, từng điểm số góp nhặt được từ phần thi đấu solo và lôi đài đều rất quý giá chứ chưa nói đến 5 điểm đấu đoàn. Vậy HLV sẽ có nhiệm vụ giúp chiến đội gặt được càng nhiều điểm càng tốt để tránh bị knock out. Những tuyển thủ thuộc nhóm đội này không có trình độ kĩ năng cũng như đầu óc chiến thuật tốt nên HLV của nhóm này cần có ít nhất là một cái đầu đầy sạn, tạo ra một chiến thuật chung, làm nên bản sắc cho chiến đội dựa trên những gì có sẵn. 19 trận sân nhà được chọn map cho từng phần đấu sẽ rất rất quan trọng, HLV cần lập sẵn một danh sách những map cần train cho phần đoàn đội, giám sát chặt chẽ quá trình luyện tập của tuyển thủ để họ đủ sức làm theo chiến thuật được đề ra. Một lợi thế của các đội nhóm này là tuyển thủ thường không có cái tôi cao, sẵn sàng lắng nghe chỉ đạo, nói chung là ngoan biết nghe lời. Trừ Luân Hồi và 3 đội có bậc thầy chiến thuật trong team hơi thì hơi khó, 15 đội còn lại (trừ bản thân) đều có thể bị đánh bại ở phần đấu đoàn nếu phải chơi trên sân khách. Một Hưng Hân đầy bất ổn sau khi DT giải nghệ, một Vi Thảo quá phụ thuộc và Vương Kiệt Hi, một Yên Vũ với kết cấu nghề mất cân bằng, một Hô Khiếu kĩ năng cao nhưng thi đấu rời rạc, bọn họ đều có khả năng tan vỡ trước một đội kèo dưới ở phần đoàn đội. HLV cần một chiến thuật đủ xuất sắc và đảm bảo được các học trò thực hiện đúng. Một việc khác cũng quan trọng không kém là nghiên cứu đối thủ từ đó đưa ra kế sách phù hợp cho mỗi trận đấu, chỉ có Luân Hồi hay Bá Đồ là đủ khả năng áp đặt thế trận từ đầu đến cuối bất chấp đối thủ, còn lại đều phải linh hoạt ứng biến với từng đội khác nhau. Việc cuối cùng là đảm bảo tâm lý thi đấu cho tuyển thủ trước, trong và sau trận. Các tuyển thủ thuộc nhóm đội này thường không có tố chất tâm lý vững vàng. Những lời động viên nâng cao sĩ khí trước trận, ổn định tâm lý cho học trò ngay trong trận đấu sau một trận solo bị áp đảo hoặc thua sít sao, giữ đôi chân của đội trên mặt đất sau một chiến thắng hay kéo họ ra khỏi sự tuyệt vọng sau thất bại là những điều rất quan trọng mà một HLV giỏi có thể làm. Chốt lại, vai trò HLV cho các đội nhóm đáy xã hội mang một ý nghĩa rất quan trọng, có thể nói là chìa khóa quyết định thành bại cũng không sai. Có quá nhiều thứ để HLV làm ở đây, quá nhiều mặt cần cải thiện, đội nào tìm được HLV giỏi hơn sẽ có cơ may rất lớn ở lại giải đấu hay thậm chí là tiến sát top 8.
Tiếp theo là đến những đội nhóm tranh vé top 8. Đặc điểm chung của những đội này là đều có những cá nhân xuất sắc nhưng kèm theo đó cũng là những điểm hạn chế mà ai nhìn vào cũng thấy rõ.
- Hư không với lối chơi song quỷ làm nên thương hiệu từ lâu, nhưng đồng thời cũng bị các đối thủ bắt bài gần hết, một Bậc thầy pháo súng đủ tốt là đủ để khắc chế bộ đôi song quỷ nhìn rất đẹp đôi này (nhân vật ingame).
- Một Bách Hoa đang trên đà hồi sinh dưới họng súng của Trâu Viễn và trọng kiếm của Vu Phong. Rất mạnh, rất đẹp, rất mãn nhãn, Bách Hoa không thiếu những trái tim nóng sẵn sàng cháy hết mình cho trận đấu như thể mai là tận thế, cái họ thiếu là một cái đầu lạnh, sự điềm tĩnh và lạnh lùng trong những thời khắc then chốt, một người có kinh nghiệm, sự tinh quái và kiềm hãm các tuyển thủ khi họ high quá đà để tránh rơi vào những cái bẫy của đối thủ.
- Yên Vũ thì thôi không cần nói nhiều, họ cần tạo ra những chiến thuật hiệu quả bằng cái đội hình mất cân bằng hiện tại hoặc thuyết phục ban lãnh đạo suy nghĩ lại.
- Hô Khiếu, kĩ năng cao nhưng thiếu gắn kết. Họ rất mạnh nhưng là mạnh ai nấy đánh. Cái trò đưa về thế 1vs1 cũng rất hay, khá là ra gì và này nọ nhưng nó cần cải tiến hơn nếu họ muốn tiến xa.
- 301 cũng đang phất lên ở mùa giải thứ 10. Lưỡi đao của Phong Cảnh Sát ẩn sau tấm khiên của Triều Tịch đã khuấy đảo Liên Minh nửa sau mùa 10. Nếu họ có thể nâng cấp chiến thuật này đồng thời cải thiện thêm kĩ năng cá nhân của từng tuyển thủ thì 301 hoàn toàn tự tin nắm chắc top 8 trong lòng bàn tay.
- Lôi Đình, Tiêu Thời Khâm và 4 cái người chơi bất kì tuân thủ đúng chiến thuật là đủ đề thắng đoàn đội ít nhất là 16/19 đội còn lại, chấp cả sân khách. Nhưng phần solo và lôi đài thì Lôi Đình lại phế không khác gì các đội đáy xã hội. Với thể thức playoffs hiện tại, Lôi Đình hoàn toàn có thể bị gác trước 3 hay thậm chí là 4 điểm. Vào đoàn đội mà bị thua trước 3 điểm thì rất khó đánh, còn 4 điểm thì gần như là thua luôn.
- Hưng Hân: Sau khi Diệp Tu giải nghệ thì Hưng Hân mất đi rất nhiều thứ, không chỉ là một tán nhân đại thần. Họ mất đi người chỉ đạo trong trận đấu, người quăng trái bom mang tên Bánh Bao vào đối phương, và hơn hết là mất đi chỗ dựa tinh thần trong những tình huống ngặt nghèo. Nhưng vì anh Tu của chúng ta đã làm HLV cho Hưng Hân rồi nên ta sẽ không nói nhiều về chiến đội này. Let him cook.
HLV cho các đội này thì nhiệm vụ hàng đầu là giải quyết điểm yếu hiện hữu càng nhanh càng tốt. Với Hô Khiếu và 301 thì HLV nên là một người mang nặng tính chiến thuật, 301 thì dễ hơn vì chiến thuật hiện tại của họ đang khá hiệu quả, đạt tỉ lệ thắng rất cao với các đối thủ ngang và dưới kèo. Hô Khiếu thì khó hơn, để tách 1vs1 trong từng trận đấu cụ thể không phải chuyện dễ, đồng thời cái tôi của team này nó lại cao đến không tưởng, dễ gì nói mà tụi nó chịu nghe, bù lại thì kĩ năng cá nhân từng người của Hô Khiếu lại khá cao, có thể là cao nhất trong các team vừa được liệt kê. Với Lôi Đình thì…khá là khó nói, các tuyển thủ của Lôi Đình có một đặc điểm chung là quá ỷ lại Tiêu Thời Khâm, nhất là em Đới Nghiên Kỳ (otp của tui). Trời có sập xuống mà Tiêu đội còn đứng đó thì chả việc gì phải lo. Vấn đề của Lôi Đình lại nằm ở kĩ năng cá nhân yếu kém thì HLV có lẽ sẽ không giúp được quá nhiều thứ. Với Yên Vũ, HLV có thể giải quyết vấn đề theo 2 cách: hoặc là tạo được chiến thuật với cái đội hình hiện tại, hoặc đơn giản hơn là làm cầu nối giữa tuyển thủ với ban lãnh đạo, nói với ban lãnh đạo là mấy ông vào game chơi đi rồi tự ngộ ra cái ngoo của mình. Với Hư Không, Quỷ kiếm sĩ là nghề có tới tận 3 lối build, nên trong 1 trận đấu có thể đem ra tới 6 tổ hợp khác nhau với 2 Quỷ kiếm Darkin trong đội. HLV có rất nhiều hướng để xây dựng chiến thuật, đồng thời điểm yếu Bậc thầy pháo súng có thể giải quyết phần nào bằng nghề Thiên sứ thủ hộ (có sẵn) và Kỵ sĩ (đi mua hoặc kiếm đâu đó).
Cuối cùng là với Bách Hoa, đây có lẽ là trường hợp đơn giản nhất, HLV chỉ cần theo dõi sát sao tâm lý tuyển thủ, làm lạnh cái đầu của họ lại, đồng thời dạy về các trick thi đấu cả trong và ngoài trận đấu. Như vậy đã là thành công rồi.
Cuối cùng là nhóm các đội cạnh tranh chức vô địch, cụ thể là Luân Hồi, Lam Vũ và Bá Đồ (bạn nào thắc mắc Vi Thảo đâu thì Vi Thảo là đội tier 1.5 nhé, mạnh hơn các đội ở trên nhưng chưa đủ để cạnh tranh chức vô địch). Với Bá Đồ, họ có kĩ năng, họ có chiến thuật, họ có tâm lý vững vàng, họ chỉ thiếu sức trẻ và thể lực. Rất tiếc HLV không phải phù thủy thời gian. Nên có lẽ với Bá Đồ thì thêm 1 HLV cũng không có quá nhiều ý nghĩa. Với Lam Vũ, họ cũng có những yếu tố như Bá Đồ cộng thêm cả sức trẻ và thể lực nữa. Cái họ thiếu là kĩ năng cá nhân còn kém một bậc so với đội hình của Bá Đồ hay Luân Hồi (và cái tay tàn của Dụ Văn Châu). Cái này HLV cũng đành chịu, tự train để nâng trình thôi. Và với Luân Hồi thì sao? Chiến đội mạnh nhất hiện tại, đội hình 4 ngôi sao, cân cả giải đấu (thua mỗi Diệp Tu hồi xuân) chắc không cần HLV đâu nhỉ? Không, ngược lại, họ mới là đội cần HLV nhất trong cả 3 đội. Lam Vũ và Bá Đồ có trong tay những bậc thầy chiến thuật là Dụ Văn Châu và Trương Tân Kiệt, còn Luân Hồi thì không có. Luân Hồi từng pr cho Giang Ba Đào thành bậc thầy chiến thuật thế hệ mới nhưng bất thành. Cậu ta đủ kĩ năng, đủ kinh nghiệm, thừa độ tinh ranh trong những pha xử lý nhưng con mắt và bộ não của một chiến lược gia thì cậu ta không có. Luân Hồi thắng các đội khác đơn giản bằng chất lượng đội hình quá vượt trội, thắng Bá Đồ bằng thể lực dẻo dai chứ không thắng bằng chiến thuật cao tay hơn. Nếu HLV mang đến cho Luân Hồi một chiến thuật tiệm cận các bậc thầy chiến thuật khác thì khi đó Luân Hồi không khác nào hổ mọc thêm cánh, đánh 38 trận bất bại cả 38 là điều có thể đoán trước. Chỉ cần tiệm cận thôi chứ chưa cần ngang bằng, phần còn lại Chu Trạch Khải sẽ lo hết. “Tiểu Chu, do your magic.” Thế là win.