Công việc Hỗ trợ edit - Cùng nhau lấp hố

张佳乐头上的小花儿

To sleep the sleep of the just and innocent
Hội Tự Sát
Thần Lĩnh
Bình luận
8,454
Số lượt thích
19,140
Team
Bách Hoa
Fan não tàn của
Nhìn hình
#1
Để có các sản phẩm chất lượng hơn cho fandom, Lá lập topic này, mọi người khi edit có thể vào đặt câu hỏi cầu giúp đỡ những chỗ không hiểu. Trạm hỗ trợ này lập be bé và gọn gọn để phân phát tình yêu giữa dòng đời tấp nập, không quá chuyên nên đừng ngần ngại phát biểu khi bạn biết câu trả lời, dù bạn không phải người dịch chuyên hay có kinh nghiệm. Người có tâm lúc nào cũng quý! Nếu sai chúng ta có thể cùng nhau sửa chữa và tiến bộ.

Hãy vì một tương lai Toàn Chức có nhiều truyện hơn, hoặc vì đảng mình có nhiều thuyền viên hơn!!!

1. Phần mềm hỗ trợ dịch: Quick Translator

QT phục vụ cho các bạn dịch nhiều lẫn chỉ ghé chơi, nên cứ cài nó về đi bạn, bạn sẽ phát hiện dịch nhanh hơn xếp chữ bằng file convert nhiều lắm, vì nó có công năng click phải tự copy từ, khỏi type. Mở lên bạn sẽ thấy nó cũng như một file convert bình thường thôi, không có gì ghê gớm đâu ngoài cái công năng giúp đỡ type kể trên. Còn nếu bạn có ý định làm lâu dài và cải thiện bản dịch của mình, QT cũng sẽ có nhiều chức năng khác cho bạn tra cứu, gõ tắt và tự định nghĩa.

2. Các link có ích cho việc dịch fic Toàn Chức:

Bởi Toàn Chức là về thế giới game với vô số từ chuyên môn, Vinh Quang cũng là một game to lớn nên việc edit fic cũng có một độ khó nhất định. Các link sau đây là thông tin truyện đã và đang được cập nhật bởi rất nhiều đại thần, rất có ích trong việc tra cứu, giúp bạn edit dễ dàng hơn:

Vinh Quang Kỹ Năng Tập - Bảng skill Vinh Quang, đang cập nhật
Thông tin cá nhân tuyển thủ - Thông tin chòm sao, chiến đội, acc, nghề...
Toàn Chức Cao Thủ - Profile nhân vật theo tiến độ truyện - Đây là profile theo tiến độ truyện, còn profile đầy đủ có thể vào Fanclub để xem, một số chiến đội sẽ chưa có do vẫn đang cập nhật
Toàn Chức Timeline - Chỉ mang tính chất tham khảo vì bug thời gian trong nguyên tác rất nhiều
Toàn Chức chi Danh - Nguồn gốc những cái tên cho các fic có yếu tố chơi chữ
Tóm tắt cơ bản diễn biến của toàn chức cao thủ - Như tên
Giải đấu Vinh Quang mùa 10 - Tiến trình giải đấu vòng bảng mùa 10, đang cập nhật
Tổng hợp các thông tin về Vinh Quang (Glory) - Như tên
Tổng hợp xưng hô giữa các nhân vật trong Toàn Chức - Một số các xưng hô giữa các nhân vật trong Toàn Chức được sử dụng trong bản dịch

Ngoài ra các bạn có thể tra cứu thêm trên wiki Eng và Trung, Baidu, Baike, tuy nhiên hãy nhớ một điều rất quan trọng: Tất cả mọi nguồn đều có sai sót nhất định.

Vì fandom! Vì đồng đạo đói hàng! Vì đảng!
 
Last edited by a moderator:

张佳乐头上的小花儿

To sleep the sleep of the just and innocent
Hội Tự Sát
Thần Lĩnh
Bình luận
8,454
Số lượt thích
19,140
Team
Bách Hoa
Fan não tàn của
Nhìn hình
#2
Hôm nay có beta truyện cho một bạn, sực nhớ ra muốn viết cái này, không phải vấn đề căn bản như mục đích topic nên Lá viết ngăn ngắn đơn giản, không bàn sâu, các bạn có thể đọc tham khảo, cũng có thể bỏ qua nếu thấy khó khăn, rảnh Lá sẽ viết một ít lỗi sai cần tránh, sẽ cần thiết hơn.

Về phong cách dịch truyện.

Mỗi người sẽ có mỗi phong cách dịch truyện khác nhau, nhưng phong cách cá nhân không nên vượt khỏi phong cách của chính bộ truyện. Người dịch cũng như diễn viên, dùng cách hiểu, cách lý giải của mình để diễn đạt lại câu chuyện kịch bản, có thể thêm thắt hoặc đưa vào cảm xúc riêng ở mỗi hành động, câu từ, nhưng không nên biến một câu chuyện cổ trang thành hiện đại hoặc ngược lại.

Truyện cổ có lối viết và bầu không khí rất khác với truyện hiện. Nếu dịch truyện cổ, bạn nên hạn chế dùng lời lẽ hiện đại, nếu không phải trường hợp đặc biệt nào đó. Cách hành văn, chấm phẩy, ngữ pháp truyện cổ có nét đặc sắc rất riêng, và chúng làm nên bầu không khí cổ điển ấy. Câu văn dài, thủ pháp ước lệ tượng trưng sử dụng nhiều, kính ngữ nơi nơi, nếu bạn muốn đổi hẳn thành cách hành văn hiện đại để người đọc dễ hiểu cũng không phải không thể, nhưng điều đó sẽ ảnh hưởng đến phong cách vốn có của truyện, nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi làm, tùy vào đối tượng độc giả bạn muốn nhắm tới, tùy vào nguyện vọng của riêng bạn khi bắt tay vào dịch bộ truyện.

Mỗi một thời sẽ có cách hành văn khác nhau. Truyện cổ, tính luôn Dân quốc, có tính bao dung rất lớn với việc lặp từ và sáo ngữ, nên khi dịch bạn cũng có thể giữ nguyên các chỗ lặp từ, đó không phải lỗi sai, đó là dụng ý tạo nên phong cách cổ điển. Các dịch giả nổi tiếng ở Việt Nam chuyên về thể loại này vẫn làm vậy, nếu không, họ sẽ dùng kho từ ngữ cổ điển của riêng mình để chuyển ngữ mà không làm mất bầu không khí truyện. Nguyễn Hiến Lê là trường hợp thứ nhất, Hàn Giang Nhạn là trường hợp thứ hai. Nếu phải đưa ra ví dụ nào đó về cách dịch hiện đại làm hỏng bầu không khí truyện cổ, bạn có thể đọc thử Vũ Đức Sao Biển.

Còn trong trường hợp truyện không phải cổ phong hay Dân quốc, không có dụng ý riêng, dĩ nhiên bạn nên hạn chế lặp từ càng nhiều càng tốt bằng cách tìm các từ đồng nghĩa thay thế.

Dân quốc giống với một giai đoạn nhất định ở Việt Nam, giai đoạn này cũng có một loạt từ không còn được sử dụng nhiều mà khi nghe vào, bạn sẽ phiêu ngay hồn mình về thời đại cũ. Lá không đọc nhiều, nhưng có thể kể vài cái tên trong sách giáo khoa để bạn tham khảo: Nam Cao, Hồ Biểu Chánh.

Lĩnh vực hiện đại cũng chia ra truyện chính thống, truyện theo phong cách văn học mạng, ở Trung Quốc hiện nay phát triển rất nhiều phong cách truyện vô cùng đặc biệt, như thể diễn đàn, thể đối thoại, thể tin nhắn, thể giả luận, thể group chat, chúng biến tấu với tốc độ chóng mặt, nên đừng ngần ngại sử dụng văn nói vào truyện chữ nếu bạn thấy hợp lý.

Bởi hầu hết đồng nhân Toàn Chức là truyện Trung, sẽ có không ít truyện hiện đại cũng được viết theo lối hành văn cổ điển nhằm tạo nên nét đẹp và dòng chảy cho truyện, vấn đề này thuộc về phong cách cá nhân người viết, khi dịch bạn nên cố gắng hết sức để giữ lại. Một số truyện hiện đại cũng được viết cực kỳ hoa mỹ, dù sáo rỗng hay không thì đó chính là phong cách đặc trưng của tác phẩm, nếu dịch hết những từ ngữ này ra thành từ thông dụng —— xin chú ý là từ thông dụng chứ không phải từ thuần Việt, vì rất nhiều từ thuần Việt vẫn đủ hoa mỹ —— bạn sẽ khiến người đọc không hiểu lý do gì bạn đã chọn truyện ấy. Xin tham khảo Xuân Diệu, Tản Đà, Hàn Mặc Tử.

Văn học là một thế giới rộng lớn bao la như biển, kiến thức hôm qua chết ở hôm qua.
 
Last edited by a moderator:

ButNgonPhi

Lure like như hack
Hội Tự Sát
Thần Lĩnh
Bình luận
497
Số lượt thích
6,224
Location
Hàng Châu
Fan não tàn của
Team Tiểu đội trưởng, Sở-Tô-Nhu-Quả-Đới
#3
[Góc chia sẻ] 1 số kinh nghiệm/mẹo mình rút ra khi edit ^^




(Hoàn toàn chỉ là ý kiến + kiến thức cá nhân, không liên quan hay đại diện cho ý kiến người khác, không đảm bảo chính xác và phù hợp với hoàn cảnh của bạn ^^ )

(Sắp xếp không theo thứ tự, chỉ đơn thuần là mấy suy nghĩ nhớ ra gì thì viết đó.)




- Ngữ pháp tiếng Trung khác với tiếng Việt, do đó nếu biên tập từ bản convert sang bản tiếng Việt sẽ phải thay đổi cấu trúc câu và bỏ bớt đi một số từ thừa:​

VD: Câu tiếng Trung: Hắn đem xxx đi yyy​
Câu tiếng Việt: Hắn yyy xxx.​

Hoặc

Câu tiếng Trung: Tính từ/Động từ đích Danh từ​
Câu tiếng Việt: Danh từ - Động từ - Tính từ.​

VD cụ thể:

Câu tiếng Trung trong CV: Trương Giai Lạc một thanh đánh rớt Tôn Triết Bình phạm tiện tay, sau đó hắn đem đang còn nóng liền làm hộp giao cho Tôn Triết Bình.​

=> Trương Giai Lạc hất bàn tay hư đốn của Tôn Triết Bình ra, sau đó đưa hộp cơm còn nóng hổi cho hắn.​

"chỉ là muốn" => "chỉ muốn", "so ra với" => "so với", . . .​





- Cần để ý cả bản Vietphrase và bản Hán Việt, đề phòng QT nhận diện ngốc nghếch => sai nghĩa làm câu văn lủng củng.​

VD:​

Trong bản Hán Việt: Tôn Triết Bình diện - Tôn Triết Bình là tên riêng, diện là từ trong câu.​

Nhưng QT ngốc nghếch làm là: bình diện = mặt phẳng => Tôn Triết Bình diện = Tôn Triết mặt phẳng =)))))​

Ngoài ra còn có những cụm từ có nhiều nghĩa, bản Vietphrase hiển thị sai.​





- Khi trong câu gặp những cụm từ lạ lạ, về nghĩa không liên quan đến nội dung câu đang nói đến: Đấy rất có thể là phiên âm từ một từ nước ngoài sang tiếng Trung, hoặc chúng hiểu sai cách ngắt cụm từ, cần copy ra google check.​


VD: Trong thoáng chốc ta phảng phất là hất lên màu đỏ áo choàng đứng tại bồi thẩm đoàn trung ương bồi thẩm quan, dùng ánh mắt tham lam nhìn qua Phù Lệ niết trắng noãn mà vũ mị nhũ phòng, thánh khiết cùng vầng sáng.​

=> cụm từ Phù Lệ niết trong câu trên là phiên âm tiếng Trung của từ Phryne, là tên một vũ nữ cổ đại được tạc tượng để trang trí trong phòng, nhân vật trong câu trên nhìn vào bầu ngực thanh khiết của bức tượng trắng Phryne trong phòng​

Vấn đề là bản Vietphrase của QT rất khó hiểu, nếu ko để ý sẽ tách thành Phù Lệ/ niết chứ không phải đúng cả cụm Phù Lệ Niết như này.​

Hoặc:​

"Chờ ngươi đến Hô Khiếu, lão lâm đã lui, Phương Duệ liền lớn hơn ngươi hai giới, chính mình cũng ngẫu nhiên muốn ra một điểm bướm yêu tử"​

"Yêu nga tử" - Bướm yêu tử, là ngôn ngữ địa phương của dân Thiên Tân, nghĩa là "chơi ngu" , là yêu nga tử, chứ không phải là yêu nga/tử.​

Cách giải quyết: copy cả cụm từ bạn nghi ngờ/cụm từ lạc lõng khỏi nghĩa câu lên google tìm giải nghĩa, tìm cụm 2 từ không thấy thì tìm cụm 3 từ, 4 từ.​







- Một số cách để bản edit mượt hơn:​

+ Hạn chế dùng những từ thừa, từ mang tính "CV" quá: Ân, Ngô, Nga, . . . hoặc một số từ Hán Việt có từ tiêng Việt có nghĩa tương đương, trừ trường hợp edit truyện bối cảnh cổ trang hoặc tùy văn phong thì cần phải cân nhắc.​

+ Chọn xưng hô: Bản Vietphrase auto cv tất cả nhân xưng, xưng hô thành: hắn, nàng, ta, ngươi. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ chỉ ngôi để lựa chọn tùy bối cảnh truyện.​

VD:​

Xưng hô: anh, em, chị, cậu, tôi, tui, . . . hoặc gọi tên, chức danh, . . .​

Nhân xưng: Nam giới: Hắn/Gã/Y/Anh/Cậu, . . .​

Nữ giới: Chị, cô, nàng, . . .​

Cách gọi ngôi thứ 3: anh ấy, cô ấy, em ấy, cậu ấy, chị ấy, nàng ấy, hắn ta, cậu ta, anh ta, cô ta, chị ta, bọn hắn, bọn họ, người ấy, đối phương . . .​

+ Chọn văn phong: tùy theo nội dung truyện và cách editor muốn truyền đạt, cần thống nhất cách dùng từ trong fic theo đúng văn phong editor chọn. (VD: chọn phong cách bay bổng lãng mạn thì từ ngữ có thể sử dụng một số từ Hán Việt hoa mỹ, vd: từ tuổi trẻ, có thể dùng niên hoa, hoa niên, thanh xuân, . . . , nếu chọn văn phong hào hùng cho các trường đoạn đánh nhau thì nên chọn các từ đồng nghĩa theo phong cách hào hùng, nếu chọn phong cách hài thì có nên hạn chế dùng từ Hán Việt, có thể dùng một số internet slang phổ biến phù hợp với bối cảnh, . . . Việc chọn văn phong sẽ khác biệt rõ rệt ở những đoạn hội thoại hoặc trường đoạn miêu tả.​

+ Cần nắm logic câu để đảm bảo câu trong bản biên tập mượt, người đọc hiểu câu đó nói lên nội dung gì chứ không phải một câu biên tập thế cho có. Câu trong bản edit đủ chủ ngữ vị ngữ, trừ các câu có cấu trúc đặc biệt.​

+ Có thể sử dụng các liên kết câu, cặp từ hô ứng để ghép những đoạn quá dài và lược bớt những đoạn dài dòng lủng củng.​

+ Có thể thay nhân xưng bằng tên riêng để tránh lặp từ và làm câu tường minh nghĩa hơn.​



- Để bổ sung vốn từ hay tham khảo cách dùng câu cú, có thể đọc sách xuất bản để nâng cao trình độ . Đa số các sách xuất bản đều được dịch giả dùng từ khá chuẩn mực. Nếu chăm có thể đọc những tác phẩm kinh điển với những bản dịch từ những cây đa cây đề trong làng dịch thuật, nếu không có thể đọc sách truyện tiểu thuyết xuất bản những năm gần đây. (Bản thân người viết rec sách dịch văn học Trung - Nhật - Hàn của Nhã Nam khá ổn về chất lượng, ngoài ra có vài dịch giả như Alex Đào Bạch Liên dịch kiếm hiệp, Nguyễn Vinh Chi, Nhị Linh, . . . (nhìu qué tự dưng đến đây quên mất)). Để bổ sung vốn từ tiếng Việt và đề kháng lối văn CV hãy đọc các tác phẩm gốc viết bằng tiếng Việt. Đọc nhiều sẽ quen.​

- Cách lề đều 2 bên, chữ đậm chữ nghiêng những cụm điểm nhấn, cách dòng giữa các đoạn, . . .​


Tạm mới nghĩ được bằng vậy thứ đã.​
 

Mạc Tư

Yên phân phân, vũ ngân ngân, hết chỗ điền
Hội Tự Sát
Thần Lĩnh
Bình luận
468
Số lượt thích
4,035
Team
Lam Vũ
Fan não tàn của
Dụ Văn Châu, Sở nữ vương, Mộc nữ thần
#4
Một Vài Kinh Nghiệm Khi Edit (1)
Một vài kinh nghiệm khi edit mình tổng hợp được và rút ra cho bản thân, quý vị xem không hợp ý cầu bỏ qua.
(Nguồn tham khảo từ nhà: https://tuyettrentay.wordpress.com)
Nguyên tắc 1: Cẩn thận.
Có những lỗi khi mới tập edit rất dễ sai, mà edit có kinh nghiệm thiếu cẩn thận cũng dễ vướng phải.
Ví dụ: Xảo quả là loại bánh trong Khất xảo tiết, lúc đầu mình đã edit thành hoa quả được bày khéo léo, Xá nhân là người đi theo hầu, đây là từ cổ, lúc đầu mình edit thành người có ơn, Kiếm hoa là tên một loại cây, lúc đầu mình tưởng là tên một thế kiếm…

=>Phải luôn kết hợp nhìn bản Hán việt và bản Vietphrase, không chỉ chăm chú nhìn vào bản Vietphrase một nghĩa. Gặp từ nào thấy nghi ngờ phải tra cứu ngay, trước hết là tra cứu bằng Google (dùng dấu ngoặc kép "..."kết hợp với dấu + để loại bỏ những kết quả không cần thiết). Nếu tìm bằng Google không ra, bôi đen từ cần tra ở QT, bấm chuột phải chọn Baikeing, QT sẽ kết nối với Baike, copy đoạn giải thích về từ cần tra, mở một QT mới, để phần mềm dịch và đọc hiểu. Nếu có lỗi không kết nối được với Baike, copy từ tiếng Trung đó rồi tìm với Google, lưu ý dùng dấu ngoặc kép.

Nguyên tắc 2: Điều chỉnh ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Trung
Trước khi viết/gõ một câu nên tự hỏi, chủ ngữ đâu, vị ngữ đâu, rất nhiều bản edit rơi vào trường hợp câu không có chủ ngữ, nếu không có tất nhiên thì nên tự thêm vào. Có thể xét câu theo thứ tự: Chủ ngữ + động từ + vị ngữ để viết câu cho đúng.

Thứ tự từ: thứ tự từ trong tiếng Việt và tiếng Trung khác nhau, cần thay đổi lại cho phù hợp. Cũng cần phải tùy thể loại đang dịch mà đảo từ, văn hiện đại nên đảo hết về thứ tự từ tiếng Viết, văn cổ trang có thể xét văn phong, ngữ cảnh, vần điệu mà đảo cho thích hợp.

Tiếp đến là dấu câu, bản được QT dịch thường có dấu chấm, phẩy không phải là chính xác nhất, cũng hay có dấu ";" có thể tự ngắt câu, thay đổi dấu cho phù hợp.

Tiếp nữa là về trạng ngữ, câu trong tiếng Việt thường viết trạng ngữ ở đầu câu, nhưng trong tiếng Trung thì chủ ngữ thường ở đầu câu.
VD: QT sẽ dịch ra là: Ta mấy ngày nữa sẽ tới thăm nàng.
Nên chuyển thành: Mấy ngày nữa, ta sẽ tới thăm nàng.
Hoặc: Hôm nay ta ở chợ nghe tin đồn về ngươi.

Nên chuyển thành: Hôm nay ở chợ, ta nghe tin đồn về ngươi.

Trong tiếng Trung, chủ ngữ rất hay ở đầu câu, nhưng trong tiếng Việt thì không phải lúc nào cũng thế, ngoài trường hợp trạng ngữ, các trường hợp khác bạn cũng nên cân nhắc để viết câu cho đúng.
VD: Cậu nếu không bận, ở lại chơi đi.
Nên viết là: Nếu cậu không bận, ở lại chơi đi.

Nguyên tắc 3: Ngôi xưng trong tác phẩm
Ngôi xưng trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, nhưng ngôi xưng trong tiếng Trung khi QT dịch ra đều là ta và ngươi, tương tự như I và you trong tiếng Anh, nhưng khi dịch sang tiếng Việt, cần tự chuyển đổi cho phù hợp.
Con cái nói với trưởng bối, hãy gọi cha/mẹ/chú/bác/ cô / dì/ thúc/ bá/ cô cô/ phụ thân/ mẫu thân…., trưởng bối nói với con cháu, có thể xưng ta hoặc cha/mẹ/ chú/ bác… gọi bậc con cháu là con hay cháu.
Áp dụng tương tự khi nhân vật xưng hô với huynh/đệ/tỷ/muội của mình. Từ các ngươi có thể thay bằng mọi người, mấy đứa… Còn khi là hai người đang yêu nhau thì tùy trường hợp mà lựa chọn ngôi xưng cho phù hợp.

Điều tiếp theo phải nói khi viết về ngôi xưng đó là hai từ nàng và hắn.
Trước hết là từ hắn, từ này giống từ he trong tiếng Anh, tức là dùng thay cho người là nam khi được nhắc tới. QT đều dịch là hắn, còn khi edit nên lựa chọn cho phù hợp. VD khi nhắc tới nhân vật nam đã lớn tuổi, không nên dùng từ hắn, hãy dùng ông ấy, ông ta (thường dùng trong câu văn tường thuật), bác ấy, thúc ấy, bá ấy, chú ấy (thường dùng trong lời nói của các nhân vật với nhau)…
Khi một số nhân vật nói về lão gia, công tử, hay hoàng thượng với người khác, cũng vẫn dùng từ hắn, trong trường hợp này nên thay bằng từ người hoặc ngài để thể hiện sự tôn trọng, lưu ý là vẫn phải tùy trường hợp. VD như cha con Hoắc Quang nhắc tới Lưu Phất Lăng vẫn dùng từ hắn, vì bọn họ chắc chắn là không coi trọng hoàng thượng.
Có một trường hợp nữa, đó là khi trong truyện có người mang thai và nói về đứa con trong bụng mình, khi đó QT cũng dùng từ hắn. Từ hắn trong trường hợp này, có thể dùng từ hay bé yêu hay gì đó tùy hoàn cảnh. Hoặc khi đề cập tới một bé trai rất nhỏ, QT cũng dùng từ hắn, khi đó hãy dùng từ nó hoặc lựa chọn khác của bạn cho phù hợp.
Khi một cô gái nhắc về người mình yêu, thay vì từ hắn hãy dùng từ chàng hay huynh ấy.

Áp dụng tương tự với từ nàng, từ này chỉ dùng phù hợp khi nhắc tới một cô gái trẻ, khi nhắc tới một phụ nữ đã lớn tuổi hãy dùng bà ấy, bác ấy, cô ấy…, và khi nhắc tới một đứa bé gái cũng không nên dùng từ nàng, hãy dùng nó, cô bé, bé… tùy trường hợp.
VD: Khi gặp mẹ thiếp, nàng có hỏi, chàng hãy…
Câu đúng là: Khi gặp mẹ thiếp, có hỏi, chàng hãy…
Hoặc: Khi gặp mẹ thiếp, mẹ có hỏi, chàng hãy…


Khi nhân vật nhắc tới một người phụ nữ mà mình ghét, cũng đừng nên dùng từ nàng, ghét như thế thì gọi nàng sao được, hãy dùng từ nàng ta, cô ta hay thậm chí là ả ta. Khi từ này dùng để nhắc tới một người phụ nữ có thân phận cao quý cũng nên chọn thay bằng người, hay cho phù hợp.

Khi truyện thuộc thể loại xuyên không, là lời kể của nhân vật nữ chính, thay vì dùng ngôi xưng ta, hãy dùng “tôi”, thậm chí khi cô ấy gọi những người khác có thể cũng không dùng mấy từ cổ kiểu như huynh/đệ/ tỷ/ muội…, hoặc cô ấy cũng không xưng là thiếp, ngôn từ của người hiện đại bây giờ khác xưa mà

Khi cha mẹ hay trưởng bối nhắc tới con gái/cháu gái của mình, cũng không nên dùng từ nàng, hãy dùng từ con bé, , hay em con/em cháu, chị con/tỷ của con/chị cháu/tỷ của cháu (nếu nói với con/cháu của mình).

Khi huynh tỷ/ đệ muội nói về chị/em của mình, cũng không nên dùng mãi từ nàng, hãy dùng tỷ ấy/muội ấy.

Nguyên tắc 4: Hãy cảnh giác, không phải lúc nào QT cũng đáng tin.
Đó là trong trường hợp có ba từ A B C cạnh nhau, QT ghép A và B để dịch nghĩa, trong khi câu đúng phải là để A tách riêng, ghép B và C để dịch nghĩa hoặc ngược lại. Trường hợp này thì phải cảnh giác thôi.
VD: Hán Việt: Thượng bạch hạ thanh đích ngọc diện thượng.
QT: Trên Nam Kinh thanh đích ngọc diện trên
Bởi vì Bạch Hạ là tên gọi khác của Nam Kinh, QT gộp từ bạch hạ dịch thành Nam Kinh.

Đúng phải là: Mặt ngọc trên trắng dưới xanh/ Mặt ngọc nền xanh điểm trắng.

Nguyên tắc 5: Chỗ nào nên dùng từ Hán việt, chỗ nào nên dùng từ thuần Việt.
Quá nhiều từ Hán việt sẽ khiến người đọc không hiểu, còn dùng từ thuần Việt quá sẽ làm giảm độ hay của tác phẩm, nhất là với truyện cổ đại. Áp dụng như thế nào thì tùy thuộc vào vốn từ và khả năng linh hoạt của người dịch.
Một số ví dụ:
  • Hữu thuyết hữu tiếu: vừa nói vừa cười.
  • Tựa tiếu phi tiếu: Như cười như không, hay cười như không cười,....
  • Nương: mẹ.
  • Lão bà: vợ/thê tử/ nương tử…
  • Lão công: chồng/phu quân/trượng phu…
  • Lão nhân gia: ông lão/ông cụ/bà cụ/bà lão tùy trường hợp, lão bà bà nên chuyển thành bà cụ.
  • Thanh âm: giọng nói, tiếng nói, âm thanh, tiếng động… tùy trường hợp cho phù hợp.
  • Thân ảnh: bóng, hình bóng, hình ảnh…cho phù hợp.
  • Hỉ bà (trong đám cưới): bà mối.
  • Tranh thủ tình cảm: tranh sủng (do Hán Việt bị dịch thẳng ra)
  • Sườn phi: như trên, từ đúng là Trắc phi, vì trắc nghĩa là sườn.
  • Đủ loại quan lại: từ đúng là bách quan.
  • Bất quá: nên dùng là cùng lắm, nhưng mà, có điều…tùy trường hợp.
  • Thủy chung: ở tiếng Việt từ này nghĩa là tình cảm không thay đổi, nhưng từ Hán việt này trong một số trường hợp nghĩa là từ đầu tới cuối.
  • Nhảy dựng lên: không phải lúc nào cũng là nhảy dựng lên, có chỗ sẽ là đứng bật dậy.
  • Liền: trong bản convert, từ liền này có rất nhiều, tùy trường hợp bạn nên chuyển thành: thì, sẽ, đã, rồi…, chỉ dùng từ liền trong trường hợp chỉ một hành động diễn ra ngay sau đó, còn là hành động trong quá khứ, nên dùng từ đã.
  • Là, thì là, chỉ là, cũng là, có là…: những từ này phần lớn nên bỏ đi hoặc thay đổi cho phù hợp.
Nên chú ý thêm là liên từ QT dịch ra thường không nên sử dụng, nên chọn liên từ cho phù hợp với câu của mình.
  • A ở cuối câu: từ a này làm câu văn giảm tính nghiêm túc. Tương tự với từ nha ở cuối câu. Tùy tình bỏ hoặc đổi từ khác
  • Từ tượng thanh: phần lớn từ tượng thanh bị dịch ra đều là từ kỳ cục, bạn phải tự hình dung xem tiếng động đó thực tế thế nào để dùng từ cho phù hợp. VD: QT dịch là cánh cửa kêu chi nha. Làm gì có cánh cửa nào kêu như này, từ đúng là kẽo kẹt.
  • Ba: tùy trường hợp sẽ là Bốp hoặc Bộp, VD: tiếng cái tát là Bốp chứ làm gì có tiếng cái tát là Ba.
  • Tất cả cách trường hợp khác cũng vậy, tiếng động là ầm ầm, vù vù, ào ào, choang, leng keng, róc rách, vi vu….
  • Đem: khi một câu có một hành động được QT dịch ra đều có từ đem, từ này cần phải bỏ đi, chỉ có một số vô cùng ít trường hợp nó là đem thật thì mới giữ lại.
  • Hướng, hướng về phía: từ này chỉ phương hướng, tùy trường hợp cỏ thể lược bỏ hoặc thay từ cho phù hợp.
  • Cùng: từ này phần lớn trường hợp nên dùng là “và” sẽ đúng hơn.
  • Như thế nào: hầu như câu hỏi nào QT dịch ra cũng có từ này, nhưng phần lớn nên thay bằng từ khác, có thể là vì sao, sao, sao mà, sao lại…tùy trường hợp.
  • Sao ở cuối câu hỏi: hầu như câu hỏi nào được QT dịch cũng có từ sao ở cuối câu, tất nhiên dùng thì không sai, nhưng đọc nhiều sẽ lặp từ và chán, có thể thay bằng các từ cuối câu hỏi khác như, à? Hả? thế sao? Ư?…
  • Vì cái gì: rất nhiều câu hỏi QT dịch ra cũng có từ vì cái gì, như đã nêu ở trên, dùng nhiều sẽ chán mà có khi còn không hợp lý, có thể chuyển thành vì sao? Sao?
  • Tất cả đều là: chỉ có đầy một thứ gì đó.
  • Đông tây: không phải lúc nào cũng là đông tây, nó có nghĩa là gì đó, cái gì đó.
  • Cà lơ phất phơ: lăng nhăng, cợt nhả (tùy ngữ cảnh mà dùng)
  • Nghiêng nghiêng ngả ngả: Chân nam đá chân chiêu, lảo đảo, lảo đà lảo đảo, loạng choạng, loạng chà loạng choạng, thất tha thất thểu….
  • Nguyên lai: từ đúng là hóa ra, lẽ ra.
  • Phi thường: rất, vô cùng, hết sức…
  • Cư nhiên: Lại, lại có thể…
  • Nghĩ muốn: chỉ là muốn thôi, bỏ từ nghĩ đi.
  • Trừ bỏ: ngoài, ngoài ra.
  • Ngày thứ hai: một số trường hợp phải là ngày hôm sau mới đúng.
Khi edit cũng nên xem bản tiếng Trung, dù rằng không biết nghĩa nhưng tiếng Trung là chữ tượng hình, một vài trường hợp chỉ cần nhìn chữ tiếng Trung là hiểu để giải thích được.

Từ chuyên ngành của một số lĩnh vực cũng cần chú ý, có một số từ phải giữ nguyên Hán việt mới đúng, nhưng QT lại dịch thẳng ra, muốn biết tất nhiên phải hỏi Google sama.

Nguyên tắc 6: Đoán bừa cũng nên có căn cứ.
Vì một số từ QT không tra nghĩa được, mà tra ở chỗ khác cũng không được nên phải đoán bừa, nhưng cũng đừng bậy quá. Nên liên hệ nội dung đoạn trước và đoạn sau, cố gắng suy đoán xem từ không dịch được đó là nghĩa gì.
 
Last edited:

FanPD

Khanh bản giai nhân, nại hà si tặc
Hội Tự Sát
Thần Lĩnh
Bình luận
487
Số lượt thích
3,358
Location
HCMC
Team
Hưng Hân
Fan não tàn của
Phương Duệ
#5
Thuật ngữ về tiếu hướng

Mời các bạn vào link này, và list những truyện đã đăng có setting là tiếu hướng, để hiểu thêm về những khái niệm trong trường hợp bạn đọc truyện và thấy quá mới lạ. :)

Truyện lấy bối cảnh là một thế giới viễn tưởng, trong đó, con người là một trong số những quần thể “sinh vật có trí tuệ” sống trong vũ trụ. Có một số người sau khi “Thức tỉnh” sẽ có khả năng phát huy tinh thần lực rất mạnh theo một trong hai xu hướng: Guide và Sentinel. Nhóm người này được quản lý bởi một cơ quan tối cao trong Liên Bang, chiếm giữ những vị trí quan trọng trong quân đội, chính phủ cũng như trong các đơn vị tổ chức khác.

Cả hai đều có một thế giới tinh thần với tinh thần bản nguyên là phần gốc nằm trong bộ não và những tinh thần cảm giác (một số truyện dịch là tinh thần xúc hơi), được bao quanh bởi một lá chắn tinh thần. Bạn hãy chấp nhận các khái niệm tinh thần ở đây nó hữu hình hơn những cái thuộc về tinh thần thông thường, và Guide hoặc Sentinel đều có thể phóng xuất tinh thần ấy ra ngoài một cách có chủ ý hoặc do bị kích thích, gọi là tinh thần lực.

Như lời tác giả đã nói trước khi vào truyện, là có thể có bug, nhưng tác giả cố gắng viết như không có, vậy nên khi đọc, mong bạn đọc chấp nhận các thiết lập có thể khác biệt một chút so với những truyện khác.

Sentinel (ở một số bản dịch có thể là lính gác, cảnh binh, tiếu binh…) có các giác quan siêu nhạy, tinh thần cảm giác của Sentinel rất khó kiểm soát. Tất cả những tác động bên ngoài rất dễ ảnh hưởng đến cảm xúc của Sentinel, trong môi trường bị kích động, tinh thần cảm giác của Sentinel được hiểu là sẽ tích tụ, đến một mức độ nào đó Sentinel cần được khai thông.

Theo tác giả, Sentinel có thể tự mình mở lá chắn tinh thần để những xúc cảm này thoát ra ngoài, tức là tự thực hiện việc khai thông. Nhưng việc giải phóng này cần phải được kiểm soát, nếu không các tinh thần xúc cảm này sẽ bành trướng khiến Sentinel phản ứng theo bản năng, có thể trở thành một quái vật (phát cuồng: feral).

Nói nôm na như một người có đôi tai thẩm âm cực tốt, lại sống gần một công trường toàn những âm thanh khoang cắt đục đẻo, ngày một ngày hai chắc chắn sẽ dễ dàng phát bệnh tâm thần.

Cho nên tự nhiên đã bổ sung một hình mẫu đặc biệt khác, Guide. Tính tự chủ ở Guide rất lớn, tinh thần lực của họ có thể giúp dẫn dắt. Họ có thể kết nối với các hải đăng để điều hướng đường đi của phi thuyền, cũng có thể kết hợp với Sentinel để giúp bình ổn cảm giác (giống như một dạng thôi miên). Khi một Guide giúp một Sentinel khai thông, việc này được gọi là kết hợp. Có hai dạng kết hợp, một là kết hợp tạm thời và hai là kết hợp sâu. Có thể hiểu mối quan hệ giữa Guide và Sentinel là mối quan hệ hai chiều, Sentinel bảo vệ Guide, Guide dẫn dắt/hỗ trợ Sentinel.

Nói về kết hợp, tôi thật sự khâm phục sự não động của tác giả. Chỉ nói riêng về kết hợp, tác giả đã tưởng tượng đến rất nhiều dạng khác nhau, kết hợp về tinh thần, kết hợp về ý thức và kết hợp về thể xác, chưa kể có cả kết hợp giữa người và bọ quái.

Kết hợp tạm thời trong truyện này có thể có rất nhiều dạng, như là liên kết tinh thần tạm thời, hoặc kết hợp nóng (còn gọi là kết hợp nhiệt, tức là quan hệ với nhau nhưng chưa chính thức kết nối về mặt tinh thần + ý thức). Kết hợp sâu tức là kết hợp toàn diện, một khi đã kết hợp sâu, Guide và Sentinel hoàn toàn thuộc về nhau và không kết hợp với bất kỳ ai khác nữa. Kết hợp sâu sẽ giúp người này có được sự bổ sung khuyết điểm từ ưu điểm của người kia, giúp tăng tinh thần lực của cả hai lên rất nhiều. Khi họ đã có sự kết hợp nghiêm túc, cả hai sẽ tâm ý tương thông, nếu tinh thần lực của họ đủ mạnh, việc tâm ý tương thông này có thể diễn ra dù hai người ở rất xa nhau, thậm chí xa đến tận nhiều năm ánh sáng, ở những tinh cầu khác nhau.

Cũng theo tác giả, Guide và Guide cũng có thể kết hợp tạm thời với nhau, nhưng về bản chất hoàn toàn khác với kết hợp giữa Guide và Sentinel. Hai Guide kết hợp tạm thời phải có tinh thần lực đủ mạnh hoặc tần số sóng não đủ phù hợp, nếu không sẽ không thể chấp nhận được nhau. Việc đè ép tần số sóng não để kết hợp cũng không thuận tự nhiên, nên không thể tồn tại như nam châm khác cực gặp là hút nhau như S & G được.

Giờ nói đến sự kết hợp giữa người và bọ. Bọ quái cũng có nhiều phân tầng, Bọ Chúa, bọ thợ, bọ ký gửi (tức bọ được cấy và dần dần chiếm lĩnh cơ thể người),… Nhất là bọ ký gửi, nhiều loại khác nhau dẫn đến nhiều phản ứng khác nhau khi kết hợp với cơ thể người, cho nên khi người đó được thực hiện bóc tách bọ mức độ khôi phục thần lực ở họ cũng rất khác nhau. Hãy lấy khái niệm các sóng dao động có pha khác nhau, nghịch pha khi kết hợp có thể làm yếu hoặc triệt tiêu luôn dao động, trong khi thuận pha giúp tăng dao động lên gấp bội. Điều này giúp giải thích khi người và bọ kết hợp, việc kết hợp thuận pha giúp người nọ tăng mạnh tinh thần lực, nhưng khi bóc tách thì họ yếu hẳn đi, và ngược lại.

Sẵn nói về các khái niệm thì nói luôn, Guide và Sentinel có thể tạo ra tinh thần thể, là một thực thể thuộc về tinh thần, tồn tại dưới hình dạng các con thú. Họ có thể thả ra tinh thần thể để hỗ trợ mình trong công việc hoặc trong chiến đấu. Tinh thần thể được xem như đứa con tinh thần của họ, thể hiện rõ đặc điểm và tâm tình của chủ nhân tạo ra nó.

Về từ vựng, ngoài các khái niệm nêu ở trên, đăng đến đâu tôi sẽ cố gắng ghi chú lại những từ vựng đến đó, chỉ ghi lại những từ lạ và quyết định chọn dịch của mình, trong trường hợp các bạn có ý kiến khác, xin mời thảo luận.

Từ vựng liên quan đến Sentinel/Guide:
  • 精神场域: khu vực tinh thần (có thể hiểu như khóa kín một khu vực riêng biệt ngăn cản việc truyền thông tin giữa bên trong với bên ngoài)
  • 感知线 : dòng ý thức. (đây là dòng cảm nhận của Bọ Chúa, dịch thành dòng ý thức cho phù hợp với thiết lập tiếu hướng, theo tôi hiểu, dòng ý thức này cần có một vật thể để bám vào.)
  • 精神屏障 : lá chắn tinh thần.
  • 精神链 : chốt khóa tinh thần (chữ liên ở đây dịch như những chốt cài).
  • 精神束: Tinh thần cảm giác (bó tinh thần, tự cho là nhiều sợi tinh thần ghép thành một bó, được thả ra như một xúc tu).
  • 精神因子: Tinh thần lực của một kẻ nào đó (ở truyện này tinh thần nếu đứng riêng một mình tôi sẽ tùy bối cảnh mà dịch thành tinh thần lực hoặc tinh thần cảm giác.)
  • 深度结合 : Kết hợp sâu.
  • 信息素 : Pheromone (tin tức tố).
  • 保护罩: Lồng bảo vệ

Từ vựng liên quan đến vũ trụ và quân đội:
  • 通路 : đường truyền (thông lộ)
  • 空间跳跃点 : điểm nhảy không gian
  • 空间钮内: Bến đỗ không gian
  • 最高军事星 : Tinh cầu quân sự trung ương (tối cao quân sự tinh)
  • 冒险团 : Đoàn thám hiểm
  • 佣兵团 : Đoàn lính đánh thuê
  • 能量块 : Khối năng lượng
  • 晶状体 : Khối tinh thể (tinh trạng chất, tức một dạng vật chất kết tinh)
  • 执行长 : Tổng Tư lệnh.
  • 副元帅: Phó Tổng Tư lệnh (tạm dịch cho phù hợp với chức danh trong quân đội.)
  • 侍卫: Cận vệ (chỉ để phù hợp trong quân đội)
Từ vựng liên quan đến bọ quái A Thập Trùng:
  • 驯养过的虫族: Bọ quái thuần hóa
  • 虫人: Bọ nhân (là người bị cấy bọ, về sau bọ phát triển xâm chiếm cả cơ thể)
  • 虫母: Bọ Chúa
  • 熟化期 : Giai đoạn chuyển hóa (thục hóa kỳ, giai đoạn ấu trùng phát triển thành bọ ký sinh, tức “người” bắt đầu bị chuyển thành “bọ”, tôi không dùng chữ trưởng thành vì muốn tránh hiểu nhầm với giai đoạn dậy thì ở người.)
 
Last edited:

Nhất Cầm Khuynh Thế

Dân thường Máy Chủ 10
Bình luận
5
Số lượt thích
66
Location
Melbourne
Team
Lam Vũ
Fan não tàn của
Hoàng Thiếu Thiên
#6
Dịch thuật 101 cùng Cầm Tiếu

Đau đầu vì đọc convert quá khó hiểu? Mệt mỏi vì tra hoài vẫn không ra nghĩa của từ? Khóc tiếng tây tiếng ta vì deadline tới nhưng không bứt được thêm nơ ron để edit?

Vậy thì còn chần chờ chi mà bạn không mua một vé tham gia buổi “Hỏi xoáy, đáp còn xoáy hơn” cùng Cầm Tiếu? Đi vô ;O; đi ra ;A; mời quý khách ngồi ngay ngắn và trật tự để chương trình được phép bắt đầu~

Cảnh báo:
Thread sẽ có bao gồm chữ tượng hình với các lý do như sau:
  • Chúng ta là editor Trung - Việt nên việc phải tiếp xúc với chữ tượng hình là bắt buộc, đây sẽ là bước đệm để làm quen dần dần.
  • Việc tra và hiểu raw sẽ dễ dàng hơn khi bạn cảm thấy quen thuộc với chữ tượng hình.
Phần lớn công việc của editor sẽ phụ thuộc vào bản convert nhiều hơn là bản raw tiếng Trung. Do đó, để trở thành một editor tốt, trước hết bạn phải đọc tốt bản convert và có khả năng thấu hiểu bản convert ở một mức độ nhất định.
Vậy nên thread sẽ bao gồm các phần được chia nhỏ như sau:

Từ
Cụm từ
Câu
Đoạn văn
Từ lóng
Kinh nghiệm ngoài lề

Các phần sẽ được lên sóng dần dần tùy theo độ chăm chỉ của Cầm và Min nên xin quý khán giả bình tĩnh ăn bánh uống trà chờ thread chậm rãi lên sóng nhé /u\ Mục lục của từng phần sẽ dẫn link tới từng post để mọi người dễ đọc và tìm hơn ạ ÒwÓ

Mọi ý kiến đóng góp đều sẽ được ghi nhận, Cầm và Min xin cám ơn :whistle:
 
Last edited:

Niêm Hoa Nhất Tiếu

Người chơi công hội
Hội Tự Sát
Thần Lĩnh
Bình luận
28
Số lượt thích
482
Location
Hanoi
Team
Hưng Hân
Fan não tàn của
Diệp Tranh, Hàn Diệp, Dụ Hoàng
#7
TỪ

Đầu tiên, chúng ta hãy nói về những thứ quen thuộc mà một editor sẽ thường xuyên bắt gặp - convert và từ Hán việt. Trong quá trình đọc convert và edit truyện/fics, từ Hán việt luôn là thứ khiến chúng ta cảm thấy bối rối nhất, vì có những từ khi đọc có thể dựa vào ngữ cảnh để hiểu, nhưng đến lúc edit lại chẳng biết nên làm gì với nó. Sau đây, chúng ta hãy cùng điểm qua một số những từ bắt gặp đến độ chai hết cả mặt trong các bản convert:

1. Danh từ
  • Thanh âm: tiếng, âm thanh
Từ này có lẽ sẽ không cần phải bàn cãi quá nhiều về ý nghĩa, nhưng nhiều khi editor sẽ cho rằng nó quá dễ hiểu nên giữ nguyên và không edit. Tuy nhiên, hãy nhớ một điều, nguyên tắc thứ nhất khi edit chính là: edit thuần việt nhất có thể, vì vậy chẳng có lý do gì để giữ nguyên một từ đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể edit.
  • Diện vô biểu tình: mặt lạnh lùng, vô cảm, không có biểu cảm
Từ này thường hay được chuyển ngữ thành 'mặt không biểu tình', nhưng bạn có để ý không, tiếng việt của chúng ta chỉ có 'biểu cảm' chứ đâu có 'biểu tình', nên gặp từ này đừng ngần ngại mà edit luôn nha.

2. Phó từ chỉ mức độ
  • Có chút = hơi
  • Nhàn nhạt
  • Nửa điểm = không hề
Đối với những phó từ này, thông thường nên dựa vào ngữ cảnh để edit hơn là dựa vào những từ đồng nghĩa mà Min đã đưa ra.

Ví dụ:
CV: Hắn muội muội mất tích, nhưng là hắn không lo lắng lấy nửa điểm.
Edit: Em gái của cậu ta mất tích rồi, nhưng cậu ta lại chẳng/không hề lo lắng chút nào.

3. Liên từ
  • Cùng [和] = and = và
  • Bất quá [不过] = tuy nhiên/nhưng
  • Nhưng là [可是] = nhưng
  • Thế nhưng là [但是] = nhưng
  • Nguyên lai = thì ra
  • Cư nhiên = vậy mà
Vẫn là nguyên tắc cũ, dựa vào ngữ cảnh để chọn từ thuần việt thay thế sao cho phù hợp nhất. Đặc biệt là từ 'bất quá', nếu như bạn gặp phải trường hợp thiếu liên từ và sợ lặp từ, có thể cân nhắc giữ nguyên từ này.

4. Khác
  • Tưởng [想]: muốn. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng khá nhiều bạn mới tập edit sẽ dễ hiểu nhầm từ này.
Ví dụ: 'Tôi tưởng gặp hắn.'
Sai: Tôi tưởng tôi gặp hắn. ❌
Đúng: Tôi muốn gặp hắn.☑️
  • Hội [会]: THÔNG THƯỜNG được dùng với nghĩa 'SẼ' - biểu thị hành động xảy ra trong tương lai.
  • Chính là [就是]: ở đây, chữ 'chính' 就 thường được dùng với ý nghĩa nhấn mạnh. Gặp từ này chỉ cần edit 'là' là đủ.
  • Đích [的]: về mặt loại từ, hiện tại sgk của mình xếp từ này vào loại attributives 一_一川, từ này không có ý nghĩa cụ thể, mà được dùng để liên kết thành phần định ngữ và danh từ chính.
Formula:
Định Ngữ + Đích 的 + Danh Từ => Edit: Danh Từ + Định Ngữ
Ví dụ:
CV: Từ vừa mới bắt đầu solo trong đích liên tục thất lợi, đến thời khắc này ở đấu lôi đài trên từng bước chiếm thượng phong, ở bắt đầu bất lợi đích tình huống hạ, Trung Quốc đội trưởng ở một điểm một điểm ban về thế yếu đích cục diện.
Edit: Từ lúc bắt đầu đấu đơn liên tục gặp thất bại, cho đến khi từ từ giành lại thế thượng phong trên lôi đài, dưới tình huống khởi đầu bất lợi, đội trưởng Trung Quốc từng chút từng chút lật lại cục diện yếu thế.

Nói chung, ba chữ này không đơn giản, một lời khó nói hết, nhưng nếu bạn đang đọc những dòng này, có lẽ hơn phân nửa đều là người mới. Nếu đã là newbie/beginner, hãy cứ nghĩ đơn giản thôi cho đời đơn giản. Chúng ta sẽ có chuyên đề bàn riêng về những từ này sau, nếu cảm thấy có hứng thú thì có thể đọc thêm cho biết.
 
Last edited:

Niêm Hoa Nhất Tiếu

Người chơi công hội
Hội Tự Sát
Thần Lĩnh
Bình luận
28
Số lượt thích
482
Location
Hanoi
Team
Hưng Hân
Fan não tàn của
Diệp Tranh, Hàn Diệp, Dụ Hoàng
#8
CỤM TỪ

Với đúng nguyên tắc, góp gió thành bão, góp nhiều từ rồi thì chúng ta sẽ đến với phần cụm từ. Quý khán giả nào đã nắm rõ phần từ mời tiếp tục dùng bắp nước, chúng ta tiếp tục buổi chuyện trò thân mật. Khán giả nào nắm sơ sơ hay không nắm được gì hết nhưng với tinh thần “tui thích thì tui hóng”, cũng xin mời tiếp tục, cẩn thận kẻo gió cuốn em đi ÒwÓ

1. Lượng Từ

Đúng như tên gọi, phần này chúng ta sẽ nói về lượng từ. Trong tiếng Trung có rất rất rất nhiều lượng từ khác nhau đi kèm với các loại danh từ khác nhau, nhiều không kể xiết, tựa như biển xanh không đong đếm được vậy (Hải Vô Lượng). Nhưng nhiều thì nhiều, lượng từ vẫn phải tuân theo quy tắc thôi:

Số Từ (0,1,2,3,...) + Lượng Từ + Danh Từ

Ví dụ: một quyển sách, một cái bút, một món quà,...

Nghe qua có vẻ rất đơn giản, vậy vấn đề đáng chú ý nằm ở đâu? Vấn đề nằm ở chỗ, không phải lượng từ nào cũng được dịch.

Ví dụ:
一件毛衣 = một kiện áo len
一台电脑 = một đài máy tính

Ở đây, lượng từ 'kiện' và 'đài' được giữ nguyên không dịch ra từ thuần Việt, do đó, công việc của chúng ta chính là xử lý những lượng từ hán việt này sao cho phù hợp với tiếng việt.

Bên cạnh đó, Min cũng đề cử cho bạn một ý tưởng mà bản thân Min nghĩ là khá hữu ích và thực tế đối với những bạn edit trên máy tính. Việc có QT là một lợi thế, vậy chẳng có lí do gì để không lợi dụng triệt để công dụng của nó. Mỗi lần edit và bắt gặp những lượng từ mới lạ, hãy note lại và record nó vào file data riêng của bạn, để sau này bạn sẽ không phải mất công edit lượng từ đó lần nữa, bởi vì bạn đã có hẳn cả một data chuyên về lượng từ. Qua thời gian, khi file data dần nhiều hơn, lượng công việc bạn phải làm cũng sẽ ít đi.

2. Định ngữ và chữ 的 (đích)

Trước đó, trong phần từ đã nói đến chữ 'Đích', do đó phần này sẽ đi sâu hơn về vấn đề định ngữ và chữ 'Đích'. Nhắc đến 'Đích' là nhắc đến thành phần định ngữ trong câu. Định ngữ không nhất thiết chỉ là hai hoặc ba từ, định ngữ có thể là cả một cụm CV hoặc nhiều tính từ/danh từ ghép lại hay một cấu trúc câu. Do đó, trong trường hợp gặp phải định ngữ đa tầng vừa dài vừa phức tạp, bạn có thể sẽ thấy rất khó khăn để đọc hiểu, những lúc như vậy, hãy dành thêm chút thời gian để phân tách thành phần định ngữ.

Ví dụ:
CV: Nắm hảo trước mắt toàn bộ có thể đối với đối phương gây ra sát thương đích cơ hội,...
Edit: Nắm chặt toàn bộ cơ hội trước mắt có thể tạo sát thương cho đối thủ

Bold + Italic + Underline = Định Ngữ
Bold = Danh Từ Chính


Ở đây, thành phần định ngữ có 2 tầng, cung cấp cho chúng ta câu trả lời cho hai câu hỏi "Với ai?" (đối với đối phương), và "Làm gì?" (gây ra sát thương). Nhìn chung, định ngữ đa tầng rất hiếm gặp, ngược lại, định ngữ 1-2 tầng rất dễ thấy, thậm chí là rất nhiều, trong một câu có thể có tới 2-3 cụm từ có chữ 'đích' đi kèm định ngữ, thời gian đầu có lẽ bản thân sẽ thấy hơi bối rối và khó phân biệt, vì vậy, trước hết hãy tập thói quen đọc chậm lại khi gặp những câu như vậy, chịu khó phân tách câu và các thành phần, đến lúc đó bạn sẽ nhận ra chữ 'đích' không khó nhằn đến mức bó tay bó chân không biết edit như thế nào.

Một điểm thứ hai cần lưu ý khi edit cụm từ có 'đích', bạn phải luôn giữ cho não mình tỉnh táo, tuyệt đối không thể nhầm lẫn giữa thành phần định ngữ và các thành phần khác trong câu.

Ví dụ:
CV: Nắm hảo trước mắt toàn bộ có thể đối với đối phương gây ra sát thương đích cơ hội, đã là nàng đang cùng trước mắt này hầu như không chê vào đâu được đích đối thủ đọ sức khi có thể làm đến đích cực hạn.

Mặc dù thành phần định ngữ trong ví dụ trên khá dài nhưng lại không phải định ngữ đa tầng, hoàn toàn rất đơn giản, nhưng bởi vì cấu trúc câu đặc biệt đi kèm với dấu phẩy ngắt câu theo ý tác giả nên có lẽ sẽ có rất nhiều bạn cảm thấy vô cùng confused không biết nên hiểu như thế nào mới đúng. Ở đây toàn bộ phần vế câu trước dấu phẩy là chủ ngữ, còn lại là vị ngữ, trong vị ngữ lại có thêm hai cụm danh từ có kèm theo định ngữ. Trong những trường hợp như vậy, bạn nên áp dụng phương pháp dịch ngược, vận dùng từ/cụm từ đồng nghĩa sao cho hợp logic và dễ hiểu, lúc cần thiết có thể lược bỏ một số từ ngữ.

Edit: Nắm chặt toàn bộ cơ hội trước mắt có thể tạo sát thương cho đối thủ đã là tất cả những gì mà cô có thể làm (thay cho 'cực hạn') khi đọ sức với một đối thủ gần như không thể chê vào đâu được.

3. Trạng ngữ

Trong tiếng Trung, trạng ngữ có thể đặt trước hoặc sau chủ ngữ tùy theo người viết, nhưng thông thường, theo thói quen của người Trung, họ thường đặt trạng ngữ sau chủ ngữ. Ngoài ra, trạng ngữ trong tiếng Trung còn có trật tự sắp xếp, trạng ngữ chỉ thời gian luôn đứng đầu, tiếp đến là trạng ngữ chỉ nơi chốn, theo sau là kết cấu giới từ và cuối cùng là vị ngữ. (Will be updating in the future) Đọc đến đây thì có lẽ bạn đã biết mình phải làm gì rồi đó, chỉ đơn giản là đảo trạng ngữ lên đầu câu và sắp xếp sao cho phù hợp với ngữ pháp tiếng Việt mà thôi.

4. Kết cấu giới từ

Nghe tên đề mục có vẻ học thuật ghê gớm, vì nó thật sự là thuật ngữ =)))))) nhưng đừng quá để ý đến điều đó, ngay sau đây sẽ là ví dụ để bạn hiểu rõ hơn điều mà chúng ta sắp nói đến.

Ví dụ:
  • Tô Mộc Tranh ngẩng đầu hướng trên khán đài phất phất tay.
  • Một đường mang sát ý đích kiếm khí theo kiếm khách cùng quay đi.
  • Hắn như trước không có đối Mộc Vũ Tranh Phong gây ra bất kỳ một điểm sát thương.
  • Nhưng nếu mình vì vậy mà mất mát kiên nhẫn, sẽ chỉ làm mình cho đối phương lưu lại càng nhiều kẽ hở.
Nói thế này cho đơn giản ngắn gọn, kết cấu giới từ thường tuân thủ theo công thức sau:

(A +) preposition + B + V + O

Trong đó, A (có thể có hoặc không) và B là danh từ, thường chỉ đối tượng cụ thể. Vì vậy, gặp kết cấu giới từ có thể edit như sau:
  • thay đổi giới từ bằng một từ khác sao cho phù hợp
  • có thể đảo V + O lên trước nếu cần thiết và phù hợp logic
Một điểm quan trọng cần phải lưu ý, giới từ tiếng Trung khi dịch thông qua software hay tool đều là những từ rất đơn giản và thông dụng, rất dễ nhầm lẫn.

Ví dụ:
  • Lương Trạch liền mãi vẫn không có tìm được cùng Tô Mộc Tranh rút ngắn khoảng cách đích cơ hội. ☑️
  • Một gã lão tướng có đích kinh nghiệm cùng ý thức đều là hắn quý giá nhất đích tài sản. ❌
Cùng là một chữ, nhưng ý nghĩa khác nhau, một từ tuân theo công thức kết cấu giới từ, một từ thì không. So, be careful!
 

K And Cream

Gà con lon ton
Bình luận
3
Số lượt thích
4
#9
Dịch thuật 101 cùng Cầm Tiếu

Đau đầu vì đọc convert quá khó hiểu? Mệt mỏi vì tra hoài vẫn không ra nghĩa của từ? Khóc tiếng tây tiếng ta vì deadline tới nhưng không bứt được thêm nơ ron để edit?

Vậy thì còn chần chờ chi mà bạn không mua một vé tham gia buổi “Hỏi xoáy, đáp còn xoáy hơn” cùng Cầm Tiếu? Đi vô ;O; đi ra ;A; mời quý khách ngồi ngay ngắn và trật tự để chương trình được phép bắt đầu~

Cảnh báo:
Thread sẽ có bao gồm chữ tượng hình với các lý do như sau:
  • Chúng ta là editor Trung - Việt nên việc phải tiếp xúc với chữ tượng hình là bắt buộc, đây sẽ là bước đệm để làm quen dần dần.
  • Việc tra và hiểu raw sẽ dễ dàng hơn khi bạn cảm thấy quen thuộc với chữ tượng hình.
Phần lớn công việc của editor sẽ phụ thuộc vào bản convert nhiều hơn là bản raw tiếng Trung. Do đó, để trở thành một editor tốt, trước hết bạn phải đọc tốt bản convert và có khả năng thấu hiểu bản convert ở một mức độ nhất định.
Vậy nên thread sẽ bao gồm các phần được chia nhỏ như sau:

Từ
Cụm từ
Câu
Đoạn văn
Từ lóng
Kinh nghiệm ngoài lề

Các phần sẽ được lên sóng dần dần tùy theo độ chăm chỉ của Cầm và Min nên xin quý khán giả bình tĩnh ăn bánh uống trà chờ thread chậm rãi lên sóng nhé /u\ Mục lục của từng phần sẽ dẫn link tới từng post để mọi người dễ đọc và tìm hơn ạ ÒwÓ

Mọi ý kiến đóng góp đều sẽ được ghi nhận, Cầm và Min xin cám ơn :whistle:
 
Số lượt thích: Ail

Bình luận bằng Facebook