Toàn Chức Cao Thủ - Chương 1331

Cuồng Vương ba ba

Phó bản trăm người
Bình luận
135
Số lượt thích
231
Location
Thanh Đảo
Team
Bá Đồ
Fan não tàn của
Vương ba ba Vương ba ba Vương ba ba Bá Đồ
#21
Vương Kiệt Hi thuộc thế hệ tuyển thủ ra mắt mùa giải thứ ba, tuổi nghề của anh đã sắp chạm đến điểm cuối. Các tuyển thủ nổi bật cùng năm với anh là Triệu Dương đã giải nghệ, và Dương Thông đã lui khỏi vị trí át chủ bài, thay đổi đấu pháp. Chỉ còn mỗi Vương Kiệt Hi vẫn như ngày đầu tiên bước lên làm đội trưởng Vi Thảo, vẫn gánh vác sức nặng cả một chiến đội, để cả nhà cùng dựa dẫm.
Ba ba luôn là trụ cột vững chắc nhất của đội viên Vi Thảo, của fan. Mãi mãi là fan ba ba.
 

Tử Nhạn

Máy cày level
Bình luận
492
Số lượt thích
616
Team
Hưng Hân
Fan não tàn của
Diệp Tu, Hàn Văn Thanh, Lá Mùa Thu
#22
Có thể nói, trận này, Diệp Tu đã mang đến một chiến thuật mới (dù rằng khó nhằn) để trị Vi Thảo, đó là hạ Vương Kiệt Hy đầu tiên. Tiếc là bên Hưng Hân, quá nhiều tuyển thủ trẻ đang trong giai đoạn trưởng thành nên nhân số bị hạ đến 2 người. Mà cũng có thể nói, đây là bài học lớn cho Vi Thảo, có lẽ từ trận này, họ sẽ rút ra một kinh nghiệm sâu sắc hơn để đối phó.
 

Aki

Người chơi công hội
Bình luận
229
Số lượt thích
446
Location
Đâu đó trên thế giới
Fan não tàn của
Hàn đội và Diệp ma!!!!!!>^<
#23
Khi mà một ngôi sao tỏa sáng hết sức sẽ thu hút mọi sự tin tưởng nhưng nếu ngôi sao ấy dần mất đi ánh sáng thì sao?
Là một đội trưởng, một ngôi sao tỏa sáng nhưng không đồng nghĩa Vương đội sẽ không thua. Nhưng mà nếu Vương Kiệt Hi rời trận thì chiến thắng phải do các thành viên khác hợp lực mang về. Cao Anh Kiệt là tài năng trẻ, trọng trách đặt lên vai cậu có hơi sớm nên các thành viên khác sẽ làm sao?
 

JayN

Phó bản trăm người
Hội Tự Sát
Thần Lĩnh
Bình luận
72
Số lượt thích
348
Location
hàng xóm của Wu Xuefeng
Team
Hưng Hân
Fan não tàn của
Wu Xuefeng
#24
Niềm tin quá lớn từ chiến đội và fan Vi Thảo lại vô hình chung trở thành áp lực cực lớn cho Vương. Anh đã hy sinh quá nhiều cho Vi Thảo rồi.
Còn Cao Anh Kiệt, tính cách của e ấy khó để trở thành một đội trưởng gánh vác chiến đội được. Hứa Bân có thể là người gánh vác chức vị đội trưởng tốt hơn.
Ngoài lề, Khưu Phi chính là tuyển thủ có thể làm đội trưởng tốt nhất trong dàn tuyển thủ trẻ tuổi.
 

sangthinh

Dân thường Máy Chủ 10
Bình luận
58
Số lượt thích
74
#26
Lá ơi, mình thấy chương này sai chỗ thông tin về Hứa Bân.
Tuyển thủ đã từ Ba Lẻ Một chuyển nhượng đến Vi Thảo mùa giải thứ sáu theo hình thức trao đổi. Đến hôm nay, hắn đã phục vụ Vi Thảo một năm rưỡi.
Hiện đang là mùa 10 thì phải 3 năm rưỡi chứ nhỉ??
 

Lá Mùa Thu

Sinh như Hạ Hoa, tử như Thu Diệp.
Bình luận
1,485
Số lượt thích
56,349
Location
Thanh Đảo
Team
Bá Đồ
#27
Lá ơi, mình thấy chương này sai chỗ thông tin về Hứa Bân.
Tuyển thủ đã từ Ba Lẻ Một chuyển nhượng đến Vi Thảo mùa giải thứ sáu theo hình thức trao đổi. Đến hôm nay, hắn đã phục vụ Vi Thảo một năm rưỡi.
Hiện đang là mùa 10 thì phải 3 năm rưỡi chứ nhỉ??
Chết mất, Lá nhầm. Để Lá sửa, cám ơn bạn <3
 

Thiên Du

Dân thường Máy Chủ 10
Bình luận
142
Số lượt thích
79
#28
Tại vì t thích gọi bằng họ đó bạn. Kiểu như t gọi lão Diệp, lão Ngụy, tiểu Kiều ấy. ^_^
Cách gọi kính ngữ của ng ta lại bảo thích, Tiểu là dánh cho ng lớn gọi ng nhỏ sẻ tiểu + tên. Còn lão là để những ng ngang vai nhau hoặc nhỏ hơn gọi lơn hơn sẽ là Lão + Họ.
 

Diệp Dụ Sinh Phiền

Người chơi công hội
Bình luận
118
Số lượt thích
411
Team
Hưng Hân
Fan não tàn của
Diệp Thần~
#29
Cách gọi kính ngữ của ng ta lại bảo thích, Tiểu là dánh cho ng lớn gọi ng nhỏ sẻ tiểu + tên. Còn lão là để những ng ngang vai nhau hoặc nhỏ hơn gọi lơn hơn sẽ là Lão + Họ.
Bạn nghe ở đâu thế? :)) Tiểu Chu, Tiểu Kiều, Tiểu Giang, Tiểu Đường (Nhu Nhu á), .... đó, liên quan gì đến việc quy tắc dùng kính ngữ?
 

Nguyệt Quang

Farm exp kiếm sống
Bình luận
32
Số lượt thích
138
Team
Hưng Hân
Fan não tàn của
Bốn bậc thầy chiến thuật
#30
Cách gọi kính ngữ của ng ta lại bảo thích, Tiểu là dánh cho ng lớn gọi ng nhỏ sẻ tiểu + tên. Còn lão là để những ng ngang vai nhau hoặc nhỏ hơn gọi lơn hơn sẽ là Lão + Họ.
Tiếng Trung làm quái gì có hệ thống kính ngữ quy định như tiếng Nhật hay tiếng Hàn.
 

Liệp Tầm

Farm exp kiếm sống
Team Chuyên Cần
Bình luận
24
Số lượt thích
197
#31
Tiếng Trung làm quái gì có hệ thống kính ngữ quy định như tiếng Nhật hay tiếng Hàn.
Bạn ơi, mình không tham gia cuộc tranh luận phía trên nhưng mình không đồng ý với câu này của bạn. Mình sợ hiểu sai ý bạn, bạn có thể giải thích rõ hơn vì sao bạn nói vậy ko?
 

Nguyệt Quang

Farm exp kiếm sống
Bình luận
32
Số lượt thích
138
Team
Hưng Hân
Fan não tàn của
Bốn bậc thầy chiến thuật
#32
Bạn ơi, mình không tham gia cuộc tranh luận phía trên nhưng mình không đồng ý với câu này của bạn. Mình sợ hiểu sai ý bạn, bạn có thể giải thích rõ hơn vì sao bạn nói vậy ko?
Mình đang nói hệ thống có quy định rõ ràng như -san, -kun, -sama, -sensei, -chan của Nhật. Trung Quốc dùng những từ như Ngài, Tiểu, Lão như cách người Việt dùng, và không gọi đó là kính ngữ. Ý mình là vậy.
 

Liệp Tầm

Farm exp kiếm sống
Team Chuyên Cần
Bình luận
24
Số lượt thích
197
#33
Mình đang nói hệ thống có quy định rõ ràng như -san, -kun, -sama, -sensei, -chan của Nhật. Trung Quốc dùng những từ như Ngài, Tiểu, Lão như cách người Việt dùng, và không gọi đó là kính ngữ. Ý mình là vậy.
Mình từng học tiếng Nhật 2 năm nhưng bỏ đã rất lâu, nếu mình sai bạn sửa giúp mình nhé. Theo mình được biết:

-san: Dùng cho ngang hàng hoặc bề trên.
-kun: Gọi nam giới nhỏ hơn (hầu hết trường hợp) hoặc ngang hàng.
-sama: Gọi người bề trên.
-sensei: Gọi người có địa vị trong xã hội, hoặc thể hiện sự tôn trọng đối với một nghề nghiệp nhất định.
-chan: Gọi người nhỏ hơn (hầu hết trường hợp), hoặc ngang hàng.

Tiếng Nhật còn rất nhiều xưng hô chứ không chỉ 5 cái trên. Nhưng tất cả các xưng hô của tiếng Nhật, kể cả 5 cái phía trên mà bạn đã liệt kê, cách sử dụng chúng đều mang tính định hướng, chứ không phải bắt buộc. Nói cách khác, xưng hô với một người như thế nào luôn là câu chuyện của cảm tính.

Do đó, thật ra cái mình muốn hỏi bạn là "Cái gì gọi là hệ thống kính ngữ quy định?" Vì sao lại có khái niệm "quy định"? Quy định tức là một sự bắt buộc không thể sửa đổi, đúng không? Và cái gì khiến bạn cảm thấy rằng tiếng Nhật có kính ngữ, còn tiếng Trung thì không?

Nếu bạn nhầm lẫn trong cách diễn đạt, và thực tế bạn chỉ muốn nói tiếng Nhật có những danh từ đặc biệt để xưng hô mà tiếng Trung không có, vậy mình xin khẳng định bạn đã sai.

Thứ nhất, những hậu tố đặc biệt phía trên bạn liệt kê cũng nằm trong lớp từ xưng hô. Chúng hoàn toàn không khác gì với lớp từ xưng hô của các thứ tiếng khác. Nếu tiếng Nhật có -chan, tiếng Việt có bé -, tiếng Nhật có -kun, tiếng Việt có ku -, nhóc -, và tiểu- của tiếng Trung chính là đại diện cho cả -chan lẫn -kun của tiếng Nhật. Nếu tiếng Nhật có -sama và -san, tiếng Việt và tiếng Trung có ngài -, tiếng Trung có thêm - tiên sinh, - tiểu thư, - nữ sĩ. Tiếng Nhật có - sensei, tiếng Việt có thầy - (trong tiếng Việt cũ và ở rất nhiều khu vực miền Bắc hiện nay, thầy - vẫn được dùng để gọi người có địa vị trong xã hội chứ không chỉ giáo viên) và tiếng Trung có - lão sư.

Khác chăng, chỉ là có tiếng dùng hậu tố, có tiếng dùng tiền tố, có tiếng dùng cả tiền tố lẫn hậu tố.

Các liệt kê trên không phải đồng nghĩa hoàn toàn, điều mình muốn nói là ý nghĩa của chúng trong hệ thống ngôn ngữ từng nước không khác gì nhau cả. Tất cả đều được xếp vào mục lớp từ xưng hô. Những định hướng tiếng Nhật dùng cho lớp từ xưng hô này, tiếng Việt và Trung đều có. Nếu bạn gọi đó là hệ thống kính ngữ, vậy tương tự, lớp từ xưng hô của tiếng Trung và tiếng Việt cũng có thể gọi là hệ thống kính ngữ.

Thứ hai, cách dùng "ngài" của tiếng Trung và tiếng Việt khác nhau. Trong tiếng Việt cũng không có cách gọi tiểu - hoặc lão - như bạn nói.
 

Diệp Dụ Sinh Phiền

Người chơi công hội
Bình luận
118
Số lượt thích
411
Team
Hưng Hân
Fan não tàn của
Diệp Thần~
#34
Mình từng học tiếng Nhật 2 năm nhưng bỏ đã rất lâu, nếu mình sai bạn sửa giúp mình nhé. Theo mình được biết:

-san: Dùng cho ngang hàng hoặc bề trên.
-kun: Gọi nam giới nhỏ hơn (hầu hết trường hợp) hoặc ngang hàng.
-sama: Gọi người bề trên.
-sensei: Gọi người có địa vị trong xã hội, hoặc thể hiện sự tôn trọng đối với một nghề nghiệp nhất định.
-chan: Gọi người nhỏ hơn (hầu hết trường hợp), hoặc ngang hàng.

Tiếng Nhật còn rất nhiều xưng hô chứ không chỉ 5 cái trên. Nhưng tất cả các xưng hô của tiếng Nhật, kể cả 5 cái phía trên mà bạn đã liệt kê, cách sử dụng chúng đều mang tính định hướng, chứ không phải bắt buộc. Nói cách khác, xưng hô với một người như thế nào luôn là câu chuyện của cảm tính.

Do đó, thật ra cái mình muốn hỏi bạn là "Cái gì gọi là hệ thống kính ngữ quy định?" Vì sao lại có khái niệm "quy định"? Quy định tức là một sự bắt buộc không thể sửa đổi, đúng không? Và cái gì khiến bạn cảm thấy rằng tiếng Nhật có kính ngữ, còn tiếng Trung thì không?

Nếu bạn nhầm lẫn trong cách diễn đạt, và thực tế bạn chỉ muốn nói tiếng Nhật có những danh từ đặc biệt để xưng hô mà tiếng Trung không có, vậy mình xin khẳng định bạn đã sai.

Thứ nhất, những hậu tố đặc biệt phía trên bạn liệt kê cũng nằm trong lớp từ xưng hô. Chúng hoàn toàn không khác gì với lớp từ xưng hô của các thứ tiếng khác. Nếu tiếng Nhật có -chan, tiếng Việt có bé -, tiếng Nhật có -kun, tiếng Việt có ku -, nhóc -, và tiểu- của tiếng Trung chính là đại diện cho cả -chan lẫn -kun của tiếng Nhật. Nếu tiếng Nhật có -sama và -san, tiếng Việt và tiếng Trung có ngài -, tiếng Trung có thêm - tiên sinh, - tiểu thư, - nữ sĩ. Tiếng Nhật có - sensei, tiếng Việt có thầy - (trong tiếng Việt cũ và ở rất nhiều khu vực miền Bắc hiện nay, thầy - vẫn được dùng để gọi người có địa vị trong xã hội chứ không chỉ giáo viên) và tiếng Trung có - lão sư.

Khác chăng, chỉ là có tiếng dùng hậu tố, có tiếng dùng tiền tố, có tiếng dùng cả tiền tố lẫn hậu tố.

Các liệt kê trên không phải đồng nghĩa hoàn toàn, điều mình muốn nói là ý nghĩa của chúng trong hệ thống ngôn ngữ từng nước không khác gì nhau cả. Tất cả đều được xếp vào mục lớp từ xưng hô. Những định hướng tiếng Nhật dùng cho lớp từ xưng hô này, tiếng Việt và Trung đều có. Nếu bạn gọi đó là hệ thống kính ngữ, vậy tương tự, lớp từ xưng hô của tiếng Trung và tiếng Việt cũng có thể gọi là hệ thống kính ngữ.

Thứ hai, cách dùng "ngài" của tiếng Trung và tiếng Việt khác nhau. Trong tiếng Việt cũng không có cách gọi tiểu - hoặc lão - như bạn nói.
Mấy bạn đi xa quá rùi ;) Tớ chỉ đang bảo bạn kia là làm gì có cái quy định người nhỏ tuổi phải gọi là Tiểu +tên mà không được đi với họ thui~
 

Bình luận bằng Facebook