Hoàn [Bá Đồ trung tâm] Đàn ông tốt đều ở Bá Đồ

Ô Giấy Nhỏ

Người chơi công hội
Hội Tự Sát
Thần Lĩnh
Bình luận
36
Số lượt thích
415
Fan não tàn của
Tán Thanh Kiệt Châu Tu
#1
ĐÀN ÔNG TỐT ĐỀU Ở BÁ ĐỒ
Tác giả: Vẫn đang ngóng...

Edit by Ô Giấy Nhỏ
Raw from Vòng quay tự sát

Lúc mới đọc Toàn Chức, tôi cực kỳ thích mấy lời rác rưởi của Diệp Tu, lúc đó Diệp Tu chỉ là anh trông tiệm net Hưng Hân thôi, còn chưa quen thuộc gì với Trần Quả cả, trừ tài khoản và có quá khứ vinh quang ra thì anh rất cô độc, tạm thời xem như là một vị võ tướng mất quyền đi, nghe vị võ tướng này ngồi trào phúng đám tuyển thủ chuyên nghiệp cũng là một chuyện rất thú vị á.

Tuyển thủ chuyên nghiệp chỉ vậy thôi, tôi đã nghĩ thế.

Đến khi đọc phần sau của Toàn Chức, mọi chuyện bắt đầu dậy sóng rồi, Diệp Tu dẫn Hưng Hân đánh vào Liên Minh, mỗi tuyển thủ trong các chiến đội phấn đấu hết mình trên sàn đấu… Tất cả mọi thứ thay đổi, không phải chỉ có một hai con boss bên ngoài, không phải việc so sánh thời gian đánh phó bản nữa, cũng không có lấy một nhân vật phản diện nào, Dạ Vũ Thanh Phiền, Đại Mạc Cô Yên, Quét Đất Dâng Hương, Bách Hoa Liễu Loạn… từng acc cấp thần ở trên đỉnh cao của năm tháng đánh vào mặt.

Sau đấy quá khứ của Diệp Tu bắt đầu xuất hiện, tôi cũng hiểu được hàm nghĩa trong những ‘lời rác rưởi’ của anh --- thật ra chẳng có hàm nghĩa gì cả, chỉ là lời trào phúng mà thôi, nhưng anh biết nên noi vào điểm gì để làm người ta đau, nói chung một câu đều có điểm bạo kích hết.

Bởi vì biết uy hiếp ở đâu, cũng vì biết đau cỡ nao nên mới thuận buồm xuôi gió như thế.

Trong mắt tôi, lời rác ruoiwr chân chính là dùng những nỗi đau mà mình trải qua để mài bóng lên, dùng máu tươi làm ấm mới có thể đâm thẳng một dao sắc bén vào kẻ địch được --- đầu tiên là làm mình tổn thương thì sau đấy mới làm người ta đau được.

Nhưng có bao nhiêu người có thể nói lời rác rưởi mãi được, tôi tin chắc, trong lòng bọn họ biết rất rõ, không ai có thể trào phúng mãi mà không bị người đánh bật lại, chỉ cần đã nói rồi thì sẽ có ngày bị kẻ địch vả mặt lại thôi.

Nhưng đã không quay đầu được rồi.

Ngụy Sâm không thể quay đầu lại được, trong giới eSports này, hắn đã già lắm rồi. Ngụy Sâm, cựu đội trưởng của Lam Vũ, hắn chạy trốn một cách chật vật trong trận đấu của Hưng Hân và Lam Vũ chỉ để kéo dài thời gian, để thắng lợi, hắn nói những lời rác rưởi, gọi Lư Hãn Văn là nhóc con, lên mặt dọa nạt Dụ Văn Châu, còn bảo mình già nhưng chí chưa già…. Nhưng có ai biết, hắn cũng rất hâm mộ tuổi tác của Lưu Hãn Văn?

Mỗi một câu rác rưởi của Ngụy Sâm cứ như đang nói mình, Phương Duệ cũng vậy.

Vinh Quang như một ván cờ tướng nhưng không có xe ngựa pháo, tướng sĩ tượng (*), khi lên bàn cờ, mỗi nhóm là binh, tốt, điểm khác biệt là ai gần Sở Hà Hán giới (*) hơn mà thôi.

(*) Xe ngựa pháo, tướng sĩ tượng: 6 quân cờ của cờ tướng
(*) Sở Hà Hán giới trong cờ tướng là đường ngăn cách giữa hai quân, còn lý do gọi vậy là theo lịch sử truyền lại, tòa thành phía Tây gọi là thành Hán vương, toàn thành phía Đông gọi là thành Bá vương, hai tòa thành này được xây dựng bởi Lưu Bang và Hạn Vũ. Mà giữa hai tòa thành này là con sông rộng khoảng 300m tức là sông ‘Hồng Câu’ mà mọi người hay nói. Cho nên khi tạo ra cờ tướng, người ta cũng lấy câu chuyện này để hình thành bàn cờ và các quân cờ, tạo ra bố cục thành lũy rành rọt cứ như con sông Hồng Câu làm đường phân giới giữa hai nước Sở và Hán.

Nói chung, để đạt được quán quân thì phải đi qua một con sông có sóng lớn mãnh liệt (*), vượt sóng rẽ gió, đạp lên rất nhiều người.

(*) Ở đây mình nghĩ là tác giả đang có ý chơi chữ, vì chữ ‘sóng lớn’ viết khá giống Ba Đào trong tên của Giang Ba Đào, thành viên của chiến đội Luân Hồi, chiến đội mà Hưng Hân gặp vào trận chung kết.

Có rất nhiều người dùng hết cả đời cũng không thể đi tới gần con sông ấy.

Trên bàn cờ này, cố gắng là chuyện cơ bản nhất, cho dù bạn cố gắng cả đời, mạnh mẽ đi về trước thì thứ bạn có được, có chăng là khả năng qua sông, vượt sông, phía trước vẫn là một mảnh sương mù dày đặc, không ai biết điểm cuối ở đâu, mỗi một bước đi về trước thì sẽ có người ngã xuống.

Binh sĩ qua sông thì không thể quay đầu nữa, trừ khi chết thì sẽ chẳng có gì khiến cho con tốt đã qua sông dừng lại.

Trong Toàn Chức, chiến đội tôi thích nhất là Lam Vũ, tiếp đó là Bá Đồ, Bá Đồ của mùa giải thứ mười.

Mỗi lần nhớ lại mùa giải thứ mười, nhớ đến hành trình của Bá Đồ, tôi phải giả vờ không biết quán quân là ai, chỉ đọc mỗi câu chuyện các lão tướng vượt mọi chông gai, dời núi lấp biển tôi đã thây nhiệt huyết vô cùng, nóng máu tới mức nắm chặt tay mình.

Tôi cứ như nghe thấy được có người khàn giọng la lên: “Qua sông! Qua sông! Qua sông!”

Sau đấy, Bá Đồ giống như một cái bè nhỏ, trong trời sóng mãnh liệt, họ mang theo giấc mộng của mình để vượt sông.

Đủ chưa! Còn chưa đủ! Muốn thắng, muốn quán quân, Quân Mạc Tiếu Ô Thiên Cơ cái gì chứ, Súng Vương Nhất Thương Xuyên Vân gì đấy, chỉ cần chắn đường thì phải thắng.

Tốt qua sông găp phải binh đang vượt biển, không hỏi xuất thân, chỉ hỏi lòng dạ ban đầu.

Đừng đánh giá khát vọng đạt được quán quân của bất kỳ tuyển thủ chuyên nghiệp nào, bạn có thể nói họ già, phản ứng chậm, lỗ mãng, cũng có thể bảo hắn xấu tính, giả dối, zâm… Nhưng bạn không thể nói họ không yêu quý trò chơi này, không muốn thắng.

Nói đến Bá Đồ, tôi dám nói xằng rằng, đàn ông tốt đều ở Bá Đồ, phẩm chất mà đàn ông đời này muốn có, Bá Đồ có cả.

Hàn Văn Thanh không biết nói ngọt, anh sẽ không nói nuốt băng mười năm, nhiệt huyết khó nguội (*), anh chỉ im lặng, siết chặt tay, trước sau như một.

(*) Đây là một câu nói trong “Ẩm băng thất toàn tập” của Lương Khải Siêu, ý nói mặc kệ gặp phải khó khăn ngăn trở gì đều có nhiệt huyết tràn ngập không tắt đi. Nói đơn giản hơn là một người có chí hướng, cho dù đau khổ cỡ nào cũng không đánh được người đấy.

Trương Tân Kiệt không biết nói ngọt, gió xuân lê đào một cốc rượu, đêm mưa giang hồ đèn mười năm (*) nhưng vẫn thiếu vài năm chong đèn?

(*) Đây là hai câu trong bài thơ Gửi Hoàng Cơ Phục của Hoàng Đình Kiên, thuộc ‘Sơn Cốc tập’

“Hàn Văn Thanh, tôi cùng anh, trước sau như một.”

Mục đích của một người là chấp niệm, mục đích của người còn lại là làm bạn.

Nhưng Bá Đồ đâu chỉ có thế?

Thiên tài bình thường, Lâm Kính Ngôn.

Thế giới này đương nhiên có thiên tài, không chỉ nói mỗi IQ, người có tài năng có bề ngoài, người có tài năng về tố chất cơ thể, người tài năng về học tập, nói chung thiên tài có nhiều phương diện khác nhau.

Đám người bình thường như chúng ta đi tới gần sẽ bị thiên tài nghiền vụn, cho nên mới có cái gọi là ‘học tra’ (*).

(*) Học tra, mình hi vọng mọi người có thể phân biệt được học tra và học phế nhé, học tra là người học cho có, điểm thấp, còn học phế mới là người không học, đồ bỏ nhé. Tụi mình hay bị hiểu nhầm hai cái này là một lắm nè. Ngoài ra còn có học thần, người không học mà điểm vẫn cao; học bá là người chăm chỉ học hành nên có điểm cao; học tiên là người học bình thường nhưng điểm thi lúc nào cũng cao; học cao là kiểu người lên lớp ngủ hoặc quậy phá nhưng lại đạt điểm cao vào kì thi; học điểu là kiểu người học bình thường; học nhược là người cố mấy vẫn đạt điểm thấp.

Thế giới này vốn chẳng công bằng rồi, nhất định có người xuất thân bình thường, thậm chí rất thấp kém, cũng có người có xuất thân đáng kiêu ngạo.

Nhưng vậy thì sao chứ?

Chỉ cần nghe bảo cao quý thì sẽ thấy mình thấp kém ư? Sẽ tranh nhau mà quỳ xuống, người đấy bảo mình đúng thì bạn sẽ thấy mình đuối lý rồi chủ động đi nhận lỗi à?

Tôi biết, kẻ mạnh thịt kẻ yếu là một trong những chân lý trên đời này, giữa người và người luôn có đấu đá để tranh lấy lợi ích cho mình…. Nhưng tôi chưa thấy con linh dương nào tự hiến mình cho sư tử hết.

Ăn cỏ thì sao chứ? Ăn cỏ thì phải cúi đầu trước ăn thịt à?

Lâm Kính Ngôn thế nào? Toàn Chức đã viết rất rõ, Lâm Kính Ngôn là một tuyển thủ có thiên phú, nhưng trong Liên minh Vinh Quang ấy, có tuyển thủ nào không có thiên phú chứ?

Nhưng chẳng ai dám làm lơ sự tồn tại của Lâm Kính Ngôn cả, chỉ cần trong trận đấu, Lâm Kính Ngôn sẽ dùng hết sức để đấu với đối thủ.

Lâm Kính Ngôn không giỏi nói ngọt, anh dùng hành vi của mình để nói cho chúng ta biết, thế giới này có một loại thiên tài, là kiểu thiên tài cố gắng cực kỳ bình thường.

Say nốt chiều, chuyện vui năm nay, rơi nước mắt cho năm ấy?

Tuyệt không.

Cả đời lên xuống không ngừng, Đường Tam Đả bị đoạt mất thì còn có Lãnh Ám Lôi!

Cho dù bị đá xuống thần đàn thì sao chứ?

“Qua sông…” Anh lẩm bẩm với mình.

“Qua sông.” Anh nói với mình

“Qua sông đi!” Anh lớn tiếng la lên.

Chào cảm ơn tốt nhất của một lão tướng không có gì bằng ngã xuống trên đường tấn công, thắng thua rất quan trọng, nhưng có vài thứ còn hơn cả thắng thua.

Đột nhiên tôi nghĩ đến Neji, cậu ấy là thiên tài ư? Có lẽ là thế, là thiên tài không ngừng giãy dụa với số mệnh. Vào giây phút cuối của cuộc đời, Neji đã thoát khỏi xiềng xích số mệnh.

“Mọi người…. Naruto, sắp tới phải nhờ cậu rồi.” Ánh mắt của cậu dần mất đi ánh sáng lộng lẫy ấy.

Vinh Quang là một bài thi, chỉ khi bạn đạt trọn điểm thì mới có thể qua cửa, có người thiên phú 101 nhưng cũng có kẻ có thiên phú vô hạn.

Lâm Kính Ngôn mở bài thi ra, viết từng chữ một cho đến khi tràn ngập toàn bộ giấy thi.

“Mời bạn học đạt một trăm điểm trong kỳ thi này ra khỏi hàng.”

Viết đáp án xong, Lâm Kính Ngôn tháo mắt kính ra, nhắm hai mắt lại.

Thế giới ồn ào bỗng yên tĩnh lại.

“Trọn điểm, làm rất tốt, Lâm Kính Ngôn.” Anh nhỏ giọng nói với mình.

“Nhưng mà… Trọn điểm chỉ có 99 thôi.”

Nếu như cuộc đời là quán trọ thì tôi là một người đi đường.

“Thầy ơi, con đạt 120 điểm nhưng mà…. Không thấy bài thi con đâu cả.”

“Rõ ràng nó vẫn ở đây.” Trương Giai Lạc nhấc tay nói.

Phải có nghị lực và lòng hăng hái cỡ nào mới có thể một mình dẫn dắt Bách Hoa vào trận tổng chung kết hai lần mà không có người hợp tác?

Á quân vạn năm, chỉ số may mắn bằng E, số mệnh, số mệnh, lại cmn số mệnh.

Trương Giai Lạc không giỏi nói lời ngọt ngào, Bách Hoa Liễu Loạn chỉ biết nâng họng súng lên, không ngừng đánh về phía số mệnh.

Chẳng còn thứ gì đáng sợ nữa rồi.

Giương cung căng như vành trăng tròn, nhìn về Tây Bắc, bắn sao Thiên Lang! (*)

(*) Đây là 3 câu thơ cuối của bài Giang thành tử - Mật Châu xuất liệp của Tô Thức.

Trương Giai Lai dành hết tuổi trẻ non nớt của mình cho Bách Hoa, phồn hoa tan biến, quân tử rời đi (*).

(*) Hai câu trên thuộc bài Tống liêu tham mưu đông du nhị thủ của Lưu Vũ Tích, ý nói lúc phồn hoa tan biết thì người cũng rời khỏi tôi, ở đây ý chỉ Phồn Hoa Huyết Cảnh mất đi, Trương Giai Lạc cũng nên rời khỏi Bách Hoa rồi.
“Trương Giai Lạc, tại sao anh phải đi?”

Nơi ánh sáng nhòe nhoẹt, có người quay đầu lại, nở nụ cười cô đơn, “Bởi vì, muốn chiến thắng.”

Không biết kết quả của giải đấu thế giới thế nào, cũng không biết Trương Giai Lạc có còn phải phiêu bạt nữa hay không, tôi chỉ nghĩ, rồi có một ngày đi không nổi nữa, sự kiêu ngạo của anh không cho phép anh ở trong liên minh không còn lý tưởng kia nữa, anh giải nghệ, tôi cảm thấy, ở Bá Đồ không tệ.

Đàn ông tốt đều ở Bá Đồ cả.

Trương Giai Lạc rất hợp với Bá Đồ, Bá Đồ cũng rất hợp với Trương Giai Lạc, hai người họ, nhìn theo hướng phong cách và khí chất thì có vẻ không hợp nhưng thật ra lại là tuyệt phối.
 

Bình luận bằng Facebook