Hỏi đáp với Cestyuri hay chuyến phiêu lưu mò mẫm theo chân idol của D
D lấy từ trang popiask của tác giả. Chị Cest có thể vừa nói tiếng Tàu lẫn tiếng Anh ở mức độ học thuật (aka khoe chữ) nên các pạn cứ thoải mái vào hỏi, sẽ nhận được những câu trả lời hú hồn như tui.
Tui gom trước một vài câu, có thêm sẽ bổ sung. Phần trong ngoặc là T/N của tui.
Thực ra là vì chị Cest thích hàn lâm quá, tui vừa làm vừa tra cứu, đú không nổi =))))
1 . . . 2 . . . 3 Cut! Showtime!
Hỏi: Chào lão sư! Cho hỏi có tác giả hay tay bút nào có ảnh hưởng khá lớn đến lối viết của chị không?
Đáp: Có. Trên mặt tam quan là tác phẩm Phía Tây không có gì lạ (All Quiet On The Western Front) của Erich Maria Remarque (một cựu binh, tác giả người Đức). Trên phương diện thẩm mỹ có Emily Jane Brontë (tác giả Đồi gió hú). Trên phương diện kỹ xảo ngôn ngữ thì có Trương Ái Linh và Hemingway. Trên tổng thể mà nói thì có mấy người: Mashima Yukio (nhà văn Nhật Bản, nổi tiếng với các phẩm Kim Các Tự), Đà Ông (chưa rõ là ai, nhưng kết quả đầu tiên của Baidu cho ra Dostoevsky), Gabriel García Márquez (tác giả Trăm năm cô đơn), Patrick Süskind (kịch bản gia người Đức). Tóm lại đều là những tác giả và tác phẩm tôi tiếp xúc từ hồi còn nhỏ có ảnh hưởng lớn nhất. Ngoài ra từng đọc rất nhiều fanfic của APH (Axis Powers Hetalia) của các tác giả khác nhau, biến tôi từ tín đồ Đảng Công nghiệp nhiệt tình thành người bình thường, không thể nói là không có ảnh hưởng lớn. Rất cảm ơn bọn họ, dù tôi đã quên mất đa số bút danh của họ, cũng đã mất liên lạc từ lâu.
(Đảng công nghiệp hay Industrial Party là cụm từ chỉ những người theo quan điểm lực lượng sản xuất quyết định hình thái phát triển của xã hội loài người một cách hơi cực đoan.)
Hỏi: Chào lão sư! Em là người đọc của series Merely player, từ đó bắt đầu quan tâm những tác phẩm khác cùng thuộc vũ trụ đó của chị. Em muốn hỏi chị, góc nhìn của tác giả trong lúc phân chia kết cấu câu chuyện và xây dựng nhân vật là như thế nào? Cụ thể hơn, từ góc độ người ngoài nhìn vào xem một nhân vật cần biểu hiện như thế nào trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, hay là đặt chính bản thân mình vào nhân vật, tùy theo tình tiết câu chuyện mà phản ứng. Hỏi như vậy bởi vì lúc em viết truyện rất khó duy trì thái độ làm người ngoài cuộc can thiệp vào thế giới giả tường mà thường từ từ biến thành bạo chúa luôn.
Đáp: Rất ít khi tôi thay bản thân mình vào nhân vật, cũng hiếm khi can thiệp. Lúc sáng tác truyện gốc (tác phẩm mới hoàn toàn, ko phải fanfic) cũng sẽ tính toán cấu trúc, điều khiển nhân vật, nhưng khi viết fanfic thì hình như chưa bao giờ. Nhân vật trong đó đến cùng cũng không phải là tôi, tôi chỉ muốn lấy thân phận một con người bình đẳng khác đi tìm hiểu họ, chứ không phải coi họ là loại động vật cấp thấp nào đó có thể tùy ý tôi nắm trong tay. Vì thế tôi rất phản cảm những người dùng ánh mắt nhược trí nhìn họ, ví dụ như lúc viết Tô Mộc Tranh trong “Bão tố”, có người nói: “Tiểu Mộc Tranh thông minh quá!” với meme doge. Tôi cảm thấy đó là một kiểu sỉ nhục với những nhân vật đã được hình thành. Tôi không nghĩ những tâm tư kín đáo trong đó của nàng có gì mà đáng kinh ngạc. Trong câu chuyện đó, nàng hơn hai mươi tuổi, những gì tôi năm hai mươi tuổi có thể nghĩ tới thì nàng đương nhiên cũng có thể nghĩ tới. Quá trình bình thường tôi dựng cấu tứ thường là tưởng tượng ra một khung cảnh trong đầu, ném nhân vật vào đó, để bọn họ tự nhiên hành động thế nào, nói năng ra sao. Đương nhiên, tính tự chủ của nhân vật trong thực tế cũng xuất phát từ ý niệm của tôi, dù gì không phải tự dưng mà nghĩ ra được. Tôi đoán chuyện này phải dựa vào óc quan sát cuộc sống hàng ngày của người viết rất nhiều. Não con người rất thần kỳ, khi bạn nhìn một thứ càng nhiều thì bạn sẽ nghĩ đến nó càng nhiều, lúc cần, những chi tiết và manh mối sẽ tự liên hệ với nhau thành kết quả. Giống như Diệp Tu (những phần không liên quan đến nguyên tác) của tôi có một bản lý lịch và những câu chuyện cực kỳ chi tiết, từ địa chỉ nhà chính xác, trường cũ, quê quán, lai lịch gia tộc, . . . Trong thực tế sẽ có rất nhiều “nguyên mẫu" có điểm giống với những chi tiết tôi chọn tồn tại, tổng hợp tất cả những thứ đó lại sẽ ra một bản duy nhất. Thế nên Diệp Tu trong lòng tôi như thế đã xác định cách tôi nhìn hắn, cách tôi chọn từ ngữ khi viết về hắn. Hắn được xây dựng như thế, và tự do hành động trong thế giới tôi tưởng tượng ra. Tôi rất ít khi nghĩ xong hết mới viết, cũng không có thói quen viết dàn ý sẵn, cùng lắm là chỉ phân chương trước thôi, mỗi chương viết một, hai cụm từ mấu chốt nhất. Vừa viết vừa nghĩ, có khi sẽ dẫn đến một số kết quả thú vị mình không tính trước được. Làm bạo chúa cũng không có gì không tốt, Charlotte Brontë (chị cả trong 3 chị em văn sĩ nhà Bronte) cũng là bạo chúa, nhưng điều đó cũng không cản trở những điểm tốt khác của bà.
Hỏi: Chị có nghĩ tam quan (thế giới quan, giá trị quan, nhân sinh quan) và tính cách của người viết sẽ bộc lộ trong tác phẩm không?
Đáp: Đương nhiên rồi. Để mà nói thì, tôi thích đọc văn của những tác giả tương đối độc đoán nhưng lại rất có chủ kiến, có ý tưởng. Tất nhiên điều kiện tiên quyết để độc đoán là phải có thẩm mỹ tốt. Sự thể hiện của tam quan trong tác phẩm thường không rõ ràng đâu, thường không liên quan đến góc nhìn nhân vật cụ thể, nhiều khi là toát ra từ những chi tiết nhỏ thôi.
Hỏi: Có thời điểm nào lão sư cực kỳ cực kỳ đau khổ không, khi đó làm sao chị tự thoát ra được? Em còn muốn biết chị tìm được con đường mình muốn đi như thế nào, những khi hoang mang, chị làm sao để tìm được phương hướng cho mình?
Đáp: Ước chừng khoảng một năm trước, vì vấn đề liên quan đến người yêu và công việc nên tôi buồn đến độ hoàn toàn tắt máy. Giờ quay đầu nhìn lại, có mấy thứ khá quan trọng. Thứ nhất là, cố giữ bình tĩnh, kiên quyết đoạn tuyệt. Nếu hiện trạng là một vũng bùn, vậy thì thay đổi hoàn cảnh, thay đổi mạng lưới quan hệ rồi bắt đầu lại từ đầu. Tạm nghỉ học hoặc bỏ việc cũng đừng sợ. Tôi biết xưa nay những cô gái trẻ rất dễ bị “lỡ dở” chuyện tuổi tác, nhưng phải biết cuộc đời còn rất dài, một hai ba năm đặt trong bảy tám mươi năm cuộc đời cũng chỉ là một cái chớp mắt, nhưng một hai ba năm đó nếu bạn dùng để thay đổi thì rất có tính quyết định. Đừng sợ lãng phí quãng thời gian để “mài đao” rồi mặc tương lai bắt đầu nát rữa từ hiện tại. Thật ra những lời này rất giống câu “Cùng lắm là bắt đầu lại thôi mà”, tôi nghĩ đây cũng là điều Diệp Tu hấp dẫn tôi. Thứ hai là, khắc chế sự khó tính lại. Không hoàn thành công việc được một cách hoàn mỹ nhất dù sao cũng hơn là vì truy cầu sự hoàn hảo mà không làm được việc. Thứ ba là, cố gắng duy trì một chế độ lành mạnh, nhất là trong giai đoạn buồn khổ nhất. Ngủ sớm dậy sớm, ra ngoài tản bộ thường xuyên, cố gắng duy trì giao tiếp xã hội (dù chỉ là đi ra ngoài mua một cốc trà sữa cũng nên cố gắng tự ra ngoài mua, đừng đặt ship. Những lúc hốt hoảng hoang mang vì việc học hành hay sự nghiệp bị đình trệ, hãy tranh thủ học ngoại ngữ, ngôn ngữ máy tính hoặc tập thể dục thể thao.
Hỏi: Dạo này lão sư đọc sách gì?
Đáp: Từ sau khi lên cấp 3 không đọc sách truyện tiểu thuyết nữa. Nhất là sau khi lên đại học thì chủ yếu chỉ đọc sách vở liên quan đến chuyên ngành, đọc những cái khác rất dễ mất tập trung. Đang định nhân dịp nghỉ dịch khôi phục thói quen một chút. Gần đây đọc chơi những quyển này: Laocoon (G.Lessing) Tipping the Velvet (Sarah Waters) Biên niên ký chim vặn dây cót (H.Murakami) The Crying of Lot 49 (Thomas Pynchon).
Hỏi: Lão sư thích thể loại âm nhạc nào?
Đáp: Hay nghe nhạc cổ điển và heavy metal. Band yêu nhất là Haggard và Lacrimosa, lúc làm việc sẽ nghe Trống hoặc mấy band thuần âm nhạc kiểu Nil, Norman Brown, Nouvelle Vague, Quadro Nuevo. Gu rất cũ, không bắt trend.
Hỏi: Lão sư thích các hãng thời trang nào?
Đáp: Dior thời John Galliano, Jil Sander thời Raf Simons, Celine thời Phoebe Philo và Alexander McQueen. Trong tầm túi tiền thì có Lemaire, Josept, Lauren Manoogian, Maison Cleo, COS + HM Consicious Exclusive. Nếu tôi mà cao thêm được 10cm, nhất định sẽ mua PETAR PETROV về dùng.
Hỏi: Ngày nghỉ lão sư làm gì?
Đáp: Đến một thành phố lạ, đặt trước một khách sạn có view đẹp rồi nằm hết ngày, đến chạng vạng tối thì ra ngoài đi dạo hoặc mua sắm, nửa đêm quay về. Hàng Châu phù hợp lắm, mall ở ngay bên Tây Hồ, cực kỳ hợp gu với người hay ra vẻ thích khám phá phong cảnh tự nhiên nhưng bản năng thân cận thành thị như tôi. Cuộc đời bị chủ nghĩa tiêu dùng hãm hại thật đáng buồn

(((
Hỏi: Nhìn mấy câu trả lời thấy phu nhân trả lời có trật tự quá, lời ít mà ý nhiều, giống như văn phu nhân viết vậy, chủ đề rất rõ ràng (không biết nói cụ thể thế nào, nhưng chính là cảm giác rất thuận mắt, rất gọn gàng, thông thuận). Muốn hỏi phu nhân làm sao nói chuyện ngắn gọn chính xác được như vậy?
Đáp: Đoạn này e bị mất câu trả lời, nhưng vẫn nhớ đại ý chị ý trả lời là: đặt mình vào vị thế người khác coi người ta có hiểu đúng ý mình nói không, lâu dần tự nhiên sẽ học được cách nói năng rõ ràng, có trật tự.
Hỏi: Chào lão sư! Dù không biết lão sư học ngành nào nhưng từ văn lão sư có thể thấy lão sư cũng có hiểu biết về khoa học xã hội. Sinh viên khoa học tự nhiên này muốn tìm hiểu thêm kiến thức phương diện này, có thể recommend vài quyển sách nhập môn không?
Đáp: Tôi cũng là dân khoa học tự nhiên, trên ý nghĩa truyền thống. Vì ranh giới giữa các ngành học trên đại học rất khác với kiểu chia xã hội – tự nhiên như cấp 3, nên dùng cách đó định nghĩa bản thân mình hoặc người khác đã không còn ý nghĩa. Mà tôi luôn cảm thấy giáo dục văn học thời trung học của nước ta không ổn, dường như tất cả anh chị em bạn học ở trong nước đầu bắt đầu lên đại học mới tiếp xúc với các ngành nhân văn, xã hội, văn học. Chuyện nhập môn này, người mới học không nói được, phải là người có trình độ cao hơn người mới mới có thể phân biệt được như thế nào mới là nhập môn. Vì chính tôi cũng là người ngoài ngành, cũng không đọc sách chuyên ngành, không biết hệ thống, nên bảo recommend sách phạm trù lớn như thế thì không dám đâu. Tôi chỉ cung cấp một số kinh nghiệm ngụp lặn thôi, không phải hệ thống, cũng không giới hạn trong phạm vi ngành học nào cụ thể. Tặng người cá không bằng dạy người cách bắt cá! Tôi, khi đứng trước biển sách thuộc lĩnh vực mình chưa biết thường làm thế này: chọn mấy quyển giáo trình cơ bản Oxford bình thường mà mình cảm thấy hứng thú, nhận biết những khái niệm cơ bản và những nhân vật quan trọng, từ đó tìm hiểu tiếp. Sách dẫn đường, sách kinh điển, chưa đủ nghiền thì đi đọc luận văn. Có mấy quyển kinh điển rất khó đọc, nếu không có hướng đi thì có thể lên mạng tìm list sách nhập môn mà người chuyên nghiệp đề cử. Chú ý: Danh sách nào mà rec Tam đại phê phán (3 tác phẩm Phê phán của Kant) và một đống các học giả chuyên nghiệp báo tên là “x” thì thôi, bỏ qua luôn nha. Đường đi cụ thể bài bản thì dựa vào cảm giác mới mẻ ban đầu của mình và phương pháp nghiên cứu của ngành học mình có hiểu biết làm chuẩn. Ban đầu tôi đọc Trần Gia Ánh (một học giả người Hoa), Ernst Hans Gombrich (Sử gia nghệ thuật), Mary Beard và Susan Sontag, bốn người này khá là thân thiện với người mới. Ngoài ra còn: On Crimes and Punishments của Cesare Beccaria, Adam Swift - Political Philosophy, Zygmunt Bauman - Liquid modernity, The second sex của Simone de Beauvoir, Whig interpretation of history của Herbert Butterfield, Victor Turner - The Ritual Process, đều tương đối nhẹ nhàng, có dẫn dắt. Mấy hôm trước Weibo của Ueno Chizuko giới thiệu sách mới, cư dân mạng nước ta đề nghị bà ấy giới thiệu sách nghiên cứu nữ quyền, tôi lập tức nhớ đến Not All Dead White Men của Donna Zuckerberg trên Reddit, cũng khá. Ueno Chizuko có quyển Misogyny (sách viết về chủ nghĩa căm ghét phụ nữ ở Nhật), sau này tôi mới đọc, cảm thấy chưa được sâu sắc lắm nhưng dùng để làm sách nhập môn cũng được.
Đến phần này là tui mò vào hỏi, sẽ để nguyên văn tiếng Anh để các pạn thấy câu trả lời của cổ làm tui ba chấm như thế nào?
Q: Hello! I'm a reader from South East Asia who happened to discover your Merely Player series on Lofter and used a Chinese translation software to read your works. (đến đây sáo hiểu đeo bị giới hạn ký tự)
(Chào, tui là độc giả từ ĐNA vô tình lướt lofter tìm được fic bà và dùng phần mềm dịch để đọc.)
A: Impressive. It must be plodding. I hope the e-translator has been sophisticated and intelligent enough to understand the obscurity of Chinese language and the idioms I frequently used.
(Ấn tượng đấy. Chắc là mất công mất sức lắm. Tui hy vọng phần mềm bà dùng đủ tinh vi và thông minh để hiểu sự diễn đạt đầy ẩn ý và kín đáo của tiếng Trung và những thành ngữ tui thường dùng.)
Q: I don't know why this app limited the length of my post, but I just want to express my most sincere appreciation and send my praise to your works. It touched my soul. Kudos.
(Ê tui hong có bít vì sao cái app củ l này giới hạn độ dài câu hỏi của tui, nhưng mà tui rất rất thích fic của bà, nó làm tui rung động lắm lắm. Tym nạ.)
A: It’s gratifying to know someone felt touched by my works. Thank you for taking time to read and telling me this.
(Nghe chuyện có người xúc động bởi tác phẩm của tui mà tui hài lòng lắm. Cảm ơn bà đã dành thời gian đọc và nói lại với tui thế này nhen!)
Q: The translation I read was good, my mother language has lexical borrowing from Chinese so I can enjoy your work to 80-90%. I've read most of the references you quoted so it doubles the impact on me.
(Bản dịch tui đọc tốt lắm, vì tiếng nước tui có mượn từ từ tiếng nước bà mà, nên tui đọc tác phẩm của bà hiểu được đến 80-90% lận. Tui cũng đọc mấy cái bà trích dẫn nên xúc động gấp đôi luôn.)
A: That's good. Far better than Chinese-English translation. It can be a herculean task for the software to deal with two languages that belong to Sino-Tibetan and Indo-European family respectively. And it's quite an honor to lead you and some other readers to appreciate the classic
(Thế nó lại tốt quá. Tốt hơn mấy bản dịch Trung - Anh rất là nhiều luôn. Mấy cái phần mềm mà phải xử lý hai ngôn ngữ một thuộc hệ Hán - Tạng, một thuộc Ấn - Âu thì khó lắm mệt lắm luôn á. À, mà tui rất vinh dự vì bà và vài độc giả khác có thể tán thưởng những tác phẩm kinh điển (qua fic tui) nha.)
Sau đây là đỉnh cao mẻ rep em, cảm giác đọc câu trả lời của mẻ kiểu đọc bài đọc IELTS, còn trình độ của em là 150 Toeic =)))))), thôi cũng thông cảm em, em định viết phức tạp hơn rồi mà đm cái app nó giới hạn ký tự ạ =)) Đm Look!!! Look at her choice of word huhu
Q: I love how your works have your 感情和心理的解读 of/for the character; how you use the Greek mythology, the Bible, the Western novels and poems, the Chinese-related details, how you describe the scenery, ...
(Ê tui thích cách mấy tác phẩm của bà đều có tình cảm và lý giải cá nhân của bà với nhân vật trong đó nha, rùi cách bà sử dụng thần thoại Hy Lạp, Kinh Thánh, mấy quyển tiểu thuyết và mấy bài thơ của phương Tây xen lẫn với các chi tiết rặt mùi Tàu nữa, rùi cách bà tả cảnh nữa nha, . . .)
A: For many people fanfics are innately contemptible, for no one, with the exception of fans of the canon, would like to spend their time reading the derivative, which involves too many preconditions and will end as it began with vague descriptions. And the shortcomings of it are usually axiomatic. The borrowed characters are too often constrained by inexplicable love or hatred, which is a shackle in the world sardined with people who are neither one nor the other. Thus, I tried to present a more independent parallel universe and hence a more comprehensive image of Ye with his effect upon others who in turn watch and affect him. The things that we humans have suffered generally, such as the surreptitious sorrow, the silent befuddlement and the extraordinary exhilaration, also disturb him, which borders on blasphemy, with a sharp contrast to my allusion of the Bible, to some.
(Bản dịch nhanh của em: Nhiều người là họ khinh fanfic vớ vẩn á bà, ngoài fan của tác phẩm gốc ra chẳng ma nào chịu bỏ thời gian đọc mấy tác phẩm liên quan cả - vì có quá nhiều điều kiện đã được quy định sẵn (từ tác phẩm gốc) và kết thúc nghe chừng cũng mơ hồ như cách nó bắt đầu. Mấy cái hạn chế của nó khá là rõ ràng luôn. Những nhân vật đi mượn (từ tác phẩm gốc) thường bị kìm hãm bởi tình yêu và sự chán ghét không thể giải thích nổi, tạo thành gông cùm trong một thế giời lèn chặt những đứa vô thưởng vô phạt không thích cũng chẳng ghét. Cho nên tui cố gắng tạo ra một thế giới song song độc lập hơn và một hình tượng toàn diện hơn của Diệp, cùng với ảnh hưởng của anh ấy lên những người dõi theo anh và tác động lại đến anh. Những điều người thường chúng ta thường phải trải qua, như những nỗi sầu kín đáo, những hoang mang thầm lặng, và niềm vui tột cùng, đó cũng là những thứ làm anh ấy phiền muộn. Điều đó, với một số người, gần như là báng bổ, trái ngược với những ẩn dụ từ Kinh Thánh của tui.)
Câu xã giao cuối cùng sau khi em bị tởn bởi câu giả nhời của mẻ:
A: Both Chinese and English aren't my first language so sorry for my poor comment. I wish I could tell you more about how I appreciate your works. And I'm locking forward to Peking Revisited <3 Nice one
(Tui là không thông Tàu thạo Anh đâu nha, nên chỉ comt được có thế thui. Tui ước gì tui khen được fic bà nữa với cả là tui chờ Peking Revisited lắm nha. Hay đó!)
Q: Thanks again for your kind compliments. But the theme of Peking Revisited is sort of sensitive, so I'm afraid it will be put on ice for a while.
(lần này giống tiếng người hơn rồi =)))
(Cảm ơn bồ tèo lần nữa vì những lời có cánh tử tế nha. Nhưng mà chủ đề cái Peking nhạy cảm lắm nên tui đang treo tạm nó đã.)