[Lam Vũ mùa 6] Ngụy Sâm - Tán gẫu đôi điều về lão Ngụy

nmnguyet

Đi thuyền buồm vượt biển, tìm kiếm một cái tai
Hội Tự Sát
Thần Lĩnh
Bình luận
640
Số lượt thích
3,906
Fan não tàn của
Kiểu Nhất Phàm Tiểu Thiên Sứ
#1
:lv Một sản phẩm thuộc Project Xanh màu mưa hạ - Mừng Lam Vũ lên đỉnh vinh quang:lv

:nguy TÁN GẪU ĐÔI ĐIỀU VỀ LÃO NGỤY :nguy

Người viết: 长铗已古

Link gốc: [全职高手] 聊一下老魏

Convert bởi: @Hóng chuyện 24/7

Edit: Nguyệt​

-

Đăng tải ngày 15/1/2014

Sau khi đọc hết chính văn và những phần chia sẻ của tác giả, tôi muốn nói vài điều về lão Ngụy, đều là quan điểm cá nhân.

Trước hết cần nói rõ, lão Ngụy trong lý giải của tôi không phải là một hình tượng chính diện tiêu biểu. Anh ta có rất nhiều điểm tốt và chi tiết đáng tán dương, nhưng tôi xin phép không nhắc tới ở đây, thay vào đó là nói một chút về ấn tượng không chính diện lắm.

Xuất thân là một yếu tố rất quan trọng xây dựng nên hình tượng của anh ta. Một thanh niên xã hội, không có gia giáo nghiêm khắc, cũng không mang nặng trách nhiệm gánh vác gia đình, không học cao nghĩ thoáng nên anh ta luôn đắn đo trước sau, toan tính tỉ mẩn, càng không theo đuổi những điều quá xa vời. Cuộc sống hàng ngày chợ búa thô tục, kiếm cơm sống tạm, khi Vinh Quang vừa xuất hiện tại các tiệm net, thanh niên côn đồ ấy lập tức hứng khởi xếp hàng mua mua thẻ tài khoản, đăng nhập game, cảm thấy trò chơi thú vị mới dần dần nảy sinh lòng yêu thích say mê. Build Sách Khắc Tát Nhĩ, xây dựng Lam Khê Các, đánh giết tưng bừng, hô mưa gọi gió trong game online, phát hiện mình thật sự có thiên phú đáng gờm, có cảm giác cực kỳ nổi trội, lòng tự trọng được thỏa mãn tối đa, giá trị bản thân được khẳng định rõ ràng, cứ như vậy càng ngày càng yêu thích trò chơi này sâu thêm. Tuổi trẻ, lòng nhiệt huyết, niềm đam mê đủ để anh ta dám tập hợp những người cùng chí hướng lại, dám một lần xông vào Liên Minh chuyên nghiệp thuở mới bắt đầu. Với vẻ kiêu ngạo anh ta thể hiện ra khi giao phương pháp tăng điểm kỹ năng cho Diệp Tu đi giao dịch ở sau này, chúng ta có thể tưởng tượng được dáng vẻ của anh ta khi đối diện với thỉnh cầu gia nhập Lam Khê Các và chiến đội của ông chủ Lam Vũ ra sao.

Mà lão Ngụy giải nghệ, khí phách và tình nghĩa trên con người mang dáng dấp côn đồ này không thể nào phân tách rõ rệt. Chính văn cũng không viết tỉ mỉ kỹ càng về tình tiết lão Ngụy rời khỏi Lam Vũ, nhưng có thể thấy khái đó là sự tổng hợp của áp lực chiến đội, áp lực dư luận và áp lực của chính bản thân anh ta, cả ba thứ ấy hợp lại khiến anh ta phải ra đi. Áp lực chiến đội và dư luận đẩy anh rời khỏi đội ngũ tuyển thủ, còn áp lực bản thân tự đè ép khiến anh quyết định dứt áo từ biệt giới chuyên nghiệp.

Thực chất, lão Ngụy vô cùng bất đắc dĩ. Anh ta tuyệt đối không muốn rút lui, dù bị phủ phủ nhận, gièm pha ra sao, ngoài miệng nói còn có thể chiến năm trăm năm nữa nhưng trong thâm tâm, anh ta hiểu rõ rằng bản thân mình đã già rồi. Trạng thái trượt dần khiến con người ta không biết phải chống chọi ra sao giống như dòng nước lũ. Tôi cảm thấy, có lẽ anh ta cũng từng oán trách Lam Vũ lạnh lùng muốn loại bỏ anh, nưng cuối cùng cũng chỉ có thể cảm thán rằng thời gian là thứ vô tình nhất. Ba trận thắng liên tiếp của Dụ Văn Châu chắc chắn là đả kích trầm trọng nhất nên mới có khiến anh ta mãi canh cánh trong lòng dù nhiều năm trôi qua, không chỉ vì đội trưởng Dụ tay tàn, mà càng là vì đội trưởng Dụ chơi Thuật Sĩ.

“Chiến đội có tuyển thủ trẻ như vậy, đương nhiên không cần tên già như anh nữa.” Nhận thức rõ điều đó, Ngụy Sâm thẳng thắn đứng dậy khỏi vũng bùn u ám trong thâm tâm, để lại bóng dáng phóng khoáng thua trận không thua người mà ra đi. Phất tay tạm biệt giới chuyên nghiệp, không mang đi bất kỳ thứ gì, đó là khí phách và tình nghĩa của lão Ngụy hồi trẻ. Dù đối mắt với chiến đội Lam Vũ hay những chiến đội khác, anh ta cũng không hề cố tình ra vẻ —— tuy đó giờ mọi người vẫn cảm thấy đáng khinh là phong cách của anh ta.

Nhưng phóng khoáng ấy cũng chỉ là nhất thời, chỉ có hâm mộ không thể trở thành chúc mừng, ghen tị và không cam còn tồn tại. Thâm tâm anh ta vẫn không buông được Vinh Quang, không bỏ được cảm giác phấn khích khi rong ruổi chiến đấu, cũng không bắt đầu một cuộc sống mới tươi sáng mà vẫn quay cuồng cùng trò chơi ấy. Anh ta tự dựng nên hình tượng phóng khoáng bất cần suốt bảy năm, cuối cùng vẫn không kiềm được lòng mình trước những lưỡng lự, phân vân để quay trở về liều mình một phen. Hành động ấy khó tránh khỏi khiến người ta cảm thấy anh ta lúc trước thật sự là một tên chết vì sĩ diện. Có lẽ khi ấy anh ta cố vùng vẫy thêm một vài năm cũng chẳng thể thay đổi được gì. Nhưng tôi lại cảm thấy rằng cảm giác mệt mỏi khi đã thực sự dốc hết sức và cố gắng chiến đấu đến giây phút cuối cùng sẽ khiến anh ta không day dứt, lưu luyến như ra đi khi chuyện vẫn còn dang dở. Hơn nữa, không tính đến chuyện đồng đội có phải nhân vật chính hay không bởi đó là vấn đề chỉ những người đọc như chúng ta mới có thể nghĩ, thì rõ ràng anh ấy có nhiều cơ hội đoạt cúp quán quân và thể hiện mình ở hai năm đầu đó hơn là sau tám năm ra đi.

Chính những điều ấy đã thúc đẩy đến tình tiết anh ta gặp gỡ Diệp Tu, gặp gỡ Hưng Hân. Nếu không có cuộc gặp gỡ đó, dù trong lòng vẫn không buông bỏ được nỗi chấp niệm kia, anh ta chẳng qua cũng chỉ làm cho mình một món vũ khí bạc trong game, cố gắng lưu giữ lại chút dấu vết của Sách Khắc Tát Nhĩ ngày xưa cùng những người anh em không cam lòng trước sự thay đổi của nhân vật ấy trong tay Dụ Văn Châu —— chứ không thực sự tìm kiếm cơ hội có thể trở về sàn đấu chuyên nghiệp. Dù có khổ sở, khó coi thế nào đi nữa, anh ta vẫn muốn giành được quán quân, dũng khí và sự sục sôi ấy không hề có trong một vài năm đầu giải nghệ, níu kéo thêm nữa chẳng qua chỉ càng cảm nhận sâu sắc thêm về thứ được gọi là tuổi tác không bỏ qua bất kỳ ai. Đó là một điểm cá nhân tôi cảm thấy anh ta không bằng Trương Giai Lạc. Đúng là trạng thái của Trương Giai Lạc vẫn cao, dù quyết định giải nghệ được anh ấy đưa ra sau nhiều lần thất bại khiến trái tim nguội lạnh, nhưng khi quay trở lại và chuyển đội, anh ấy phải đối diện với cục diện gian nan, hơn nhiều những lão tướng như Lâm Kính Ngôn hay lão Ngụy, tình cảnh mà hình dung là ngàn người phỉ nhổ cũng không ngoa. Nghĩ tới tình cảm Trương Giai Lạc dành cho Bách Hoa, dũng khí và khát vọng ấy thật đáng nể phục.

Trở lại với lão Ngụy, vậy nên tôi mới nói rằng trong lòng tôi, anh ta không phải một hình tượng chính diện tiêu biểu. Thực ra Ngụy Sâm cũng không làm gì sai, không có điểm nào để chỉ trích gay gắt, tất cả đều mọi chuyện đều có thể lý giải và thông cảm. Thậm chí anh ta cũng rất tốt với những người anh em của mình, chẳng phải kẻ xấu xa, chỉ là không phong độ nho nhã thôi. Điều này khiến tôi cảm thấy anh ta sẽ mãi chỉ là một nhân vật nhỏ bé. Tình cảm dành cho Vinh Quang, lòng theo đuổi sàn đấu chuyên nghiệp của anh ta chắc chắn rất sâu sắc nhưng chung quy vẫn không so được với nhiều người khác. Anh ta vẫn cần Diệp Tu thôi thúc nhặt lại tư thái cố thủ bất khuất từng bị ‘tiểu’ Ngụy buông bỏ năm xưa.

Tôi viết ra những lời này không phải thể hiện rằng tôi coi thường hay ghét bỏ lão Ngụy. Tôi biết những điều tôi nói đều rất khắc nghiệt. Trên thực tế, những người kiên định không gì phá nổi như Diệp Tu và Hàn Văn Thanh vô cùng hiếm. Quả thật, những bất ngờ, những bước ngoặt và những cảm xúc từng trải qua bồi đắp nên một lão Ngụy dường như rất chân thật, khiến người ta cảm thấy rằng “Trong hiện thực sẽ có người như thế.” Rồi rốt cuộc, anh ta đã trở lại, và cũng đã thắng lợi.

P.S: Tiện đây cũng nói, tôi cảm thấy cách nói “Những người trẻ tuổi để cho lão tướng thành toàn nguyện vọng thì tốt biết bao, dù gì bọn họ cũng còn nhiều thời gian” rất quá đáng. Đừng quên rằng những lão tướng kia cũng đã từng trẻ trung, còn nếu những người trẻ tuổi nhường lối cho lão tướng thì họ cũng sẽ để vuột mất thời gian. Thi đấu không nói chuyện tình cảm nên rất tàn nhẫn nhưng đồng thời cũng rất công bằng.



Cập nhật ngày 9/10/2015

Đọc hết phiên ngoại rồi nhưng tôi cứ lười mãi, nhân thể lần này trở lại viết lách thì bổ sung một chút.

Thực sự ngoại truyện đã bác bỏ rất nhiều cảm quan của tôi dành cho lão Ngụy, nếu chỉ đọc ngoại truyện, không đọc chính văn, sẽ phát hiện người này có rất nhiều điểm ấm áp. Ở phiên ngoại, cảm giác như là anh ta chủ động biết khó mà lui, ra đi để nhường lại cho những người trẻ tuổi, hoàn toàn không hề thấy áp lực chiến đội, áp lực ngoại giới (thậm chí trong ngoại truyện, fans còn rất thông cảm cho lão Ngụy mà phê bình Hoàng Thiếu Thiên vì chê bai (không có ác ý) anh ta.); trong khí chính văn lại giống bị ép ra đi. Nói sao nhỉ, tóm lại trong ngoại truyện sẽ cảm nhận được tình cảm anh ta dành cho Lam Vũ, quan tâm hậu bối nhiều hơn nhiều. Lúc anh ta và đội phó Phương Thế Kính nói rằng không thể giúp đỡ họ (Dụ và Hoàng) thật tốt, tôi thực sự thấy rất xúc động. Anh ta thật sự chỉ mạnh miệng trước mặt người khác thôi.



Cập nhật ngày 10/10/2015

Lúc lược lại các trích đoạn về Dụ và Hoàng trong chính văn đến đoạn này:

[...]Cho đến ngày nọ, trong đợt khảo sát trình độ thiếu niên trong trại huấn luyện của đội, Ngụy Sâm thình lình thua dưới tay một người gã thậm chí chưa từng nhớ tên.

“Hên ghê nhỉ.” Ngụy Sâm đưa ra đánh giá hệt như lần đầu thấy Dụ Văn Châu trụ lại qua từng đợt tuyển chọn trong trại huấn luyến. Dù sao, trận đấu luôn có thắng thua. Khi đó, Ngụy Sâm vốn đang đau đầu không thôi với tình huống trượt trạng thái. Một trận đấu với đám trẻ trại huấn luyện, gã còn cho rằng bản thân thiếu tập trung quá.

Kết quả trận thứ hai…

Trận thứ ba…

Sau ba trận bại bởi cái tên có thao tác chậm rì đó, Ngụy Sâm rốt cục nhận ra điều gì đó, toàn bộ người trong câu lạc bộ cũng chợt nhận ra điều gì đó. [...] (Chương 518)

Khác hẳn với cảm giác dụng tâm khổ lương, suy xét tỉ mỉ, từ ái che chở trong ngoại truyện =)))))))) Vậy nên tôi thấy rằng không phải tôi cảm nhận sai lúc đọc chính văn! _:з" ∠)_ Nhưng thực ra hai cảm giác này cũng không quá mâu thuẫn...
 

Bình luận bằng Facebook